Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án Nhà máy sản xuất bao bì

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án Nhà máy sản xuất bao bì nhựa từ plastic với quy mô công suất thiết kế: 2.400 tấn/năm. Công nghệ sản xuất bao bì nhựa từ plastic theo hình thức bán tự động là công nghệ sản xuất được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam từ nhiều năm nay.

Ngày đăng: 14-10-2024

122 lượt xem

MỤC LỤC

Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 8

1.1. Tên chủ dự án đầu tư. 8

1.2. Tên dự án đầu tư. 8

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư. 10

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư. 10

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư  11

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư. 14

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư. 14

1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư. 20

1.5.1. Các hạng mục công trình của dự án. 20

1.5.2. Máy móc thiết bị 21

1.5.3. Tiến độ thực hiện dự án. 22

1.5.4. Vốn đầu tư. 23

1.5.5. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 23

Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.. 25

2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường. 25

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường. 26

Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ   28

Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.. 29

4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư. 29

4.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 29

4.1.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 29

4.1.1.1.1. Nguồn gây tác động đến môi trường không khí 30

4.1.1.1.2. Nguồn gây tác động tới môi trường nước. 36

4.1.1.1.3. Chất thải rắn. 42

4.1.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 46

4.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 49

4.1.2.1. Các công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải 49

4.1.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nước thải 49

4.1.2.3. Giảm thiểu tác động do chất thải rắn. 51

4.1.2.4. Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung. 54

4.1.2.5. Giảm thiểu các tác động văn hóa – xã hội 54

4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành. 55

4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 55

4.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn liên quan đến chất thải 55

4.2.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí 56

4.2.1.1.2. Tác động đến môi trường nước. 65

4.2.1.1.3. Tác động của chất thải rắn. 70

4.2.1.2.4. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 73

4.2.1.2.4. Dự báo những sự cố trong giai đoạn vận hành của dự án. 75

4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 76

4.2.2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước. 76

4.2.2.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải 84

4.2.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn. 88

4.2.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. 91

4.2.2.4. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường xảy ra trong quá trình vận hành của dự án  92

4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 97

4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 97

4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải 98

4.3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 98

4.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT.. 99

4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. 99

Chương V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC.. 101

Chương VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.. 102

6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 102

6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 103

6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung. 105

6.4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có)  106

6.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có). 106

6.6. Nội dung về quản lý chất thải 107

6.7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường. 109

Chương VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.. 111

7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư. 111

7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.. 111

7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 111

7.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 113

7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ. 113

7.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 113

Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.. 115

PHỤ LỤC BÁO CÁO.. 117

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Tên chủ dự án đầu tư

Công ty Cổ phần sản xuất bao bì

- Địa chỉ trụ sở chính: ......., xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:.......

- Sinh ngày: .... Quốc tịch: Việt Nam

- CCCD số: .........  Ngày cấp: 10/3/2023

- Nơi cấp: Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

- Chức danh: Chủ tịch hội đồng quản trị

- Địa chỉ thường trú: ............, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

- Chỗ ở hiện tại: ............, xã Lại Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án ..........do Ban Quản lý các KCN tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày 22/3/2024.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số........ do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên, cấp chứng nhận đăng ký lần đầu ngày 09/7/2015, chứng nhận thay đổi lần thứ 4 ngày 18/3/2024.

1.2. Tên d​ự án đầu tư

Nhà máy sản xuất bao bì

* Địa điểm thực hiện dự án: .........., KCN Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5ha, phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào và xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu đất dự án

- Tổng diện tích đất sử dụng: 9.000 m2.

- Vị trí tiếp giáp của khu đất thực hiện dự án như sau:

+ Phía Đông: Giáp đường nội bộ của KCN;

+ Phía Tây: Giáp lô đất cho thuê của KCN

+ Phía Nam: Giáp với khu đất trồng cây xanh của KCN;

+ Phía Bắc: Giáp lô đất cho thuê của KCN.

- Vị trí lô đất thực hiện dự án: Tọa độ ranh giới theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30 như sau:

Bảng 1.1: Bảng kê tọa độ ranh giới quy hoạch

Số hiệu điểm

Tọa độ điểm

X

Y

1

2317778.892

555605.918

2

2317748.060

555722.190

3

2317816.080

555740.230

4

2317850.802

555609.260

Sơ đồ vị trí, mặt bằng tổng thể của khu đất thực hiện dự án đính kèm phần phụ lục.

* Mối tương quan với các đối tượng:

- Đường giao thông: Xung quanh và tiếp giáp với dự án có đường nội bộ của KCN; KCN tiếp giáp với đường Quốc lộ 5A.

- Hệ thống sông suối, ao hồ:

Qua khu vực huyện Văn Lâm có hệ thống sông có hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, Sông Bún, Sông Tân An… giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống trong huyện, đồng thời bồi đắp phù sa hàng năm. Nước thải của dự án được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Phố Nối A để xử lý đảm bảo tiêu chuẩn sau đó được xả vào Sông Bún đoạn chảy qua KCN.

- Hệ thống đồi núi, khu bảo tồn:

Công ty hoạt động trên diện tích đất bằng phẳng. Quanh khu vực của Công ty không có đồi núi hay khu bảo tồn nào cần phải bảo vệ.

- Các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội:

Khu công nghiệp nằm gần khu dân cư, các doanh nghiệp trong và ngoài KCN; khu đất thực hiện dự án cách khu dân cư gần nhất khoảng 700m (thôn Cộng Hòa, phường Bần Yên Nhân).

- Hiện trạng khu đất thực hiện dự án:

Dự án được thực hiện tại khu đất có diện tích 9.000 m2 nằm tại Lô CN6, đường G6, KCN Phố Nối A mở rộng diện tích 92,5ha, phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào và xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Hiện tại trên phần lô đất thực hiện dự án đã được chủ đầu tư hạ tầng đền bù và san lấp mặt bằng. Khi dự án được cấp phép xây dựng thì chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng các hạng mục công trình trên phần diện tích đất đã thuê.

* Quy mô của dự án đầu tư:

- Loại hình của dự án là Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, với tổng mức đầu tư là: 119.211.000.000 (một trăm mười chín tỷ, hai trăm mười một triều) đồng, nên dự án thuộc nhóm B theo Luật Đầu tư công.

- Mục tiêu sản xuất của dự án là sản xuất bao bì nhựa từ plastic với quy mô công suất thiết kế: 2.400 tấn/năm. Đối chiếu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số .... thì dự án có tiêu chí môi trường thuộc dự án nhóm II (có số thứ tự 2, mục I, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).

1.3. Công s​uất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

1.3.1. Công suất của dự án đầu tư

* Mục tiêu của dự án

Sản xuất bao bì nhựa từ plastic

* Công suất của dự án

- Sản xuất bao bì nhựa từ plastic 2.400 tấn/năm.

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a. Công nghệ sản xuất bao bì nhựa từ plastic

Hình 1.2. Quy trình sản xuất bao bì nhựa từ plastic

* Thuyết minh

- Công đoạn tạo lớp cấu trúc cho bao bì

Hạt nhựa PE nguyên sinh được đưa vào máy đùn thổi nhựa. Tại đây hạt nhựa được làm nóng chảy ở nhiệt độ từ 175 đến 2150 (sử dụng điện làm nóng chảy hạt nhựa). Nhựa sau khi chảy dẻo trong máy sẽ được đùn thổi tạo lớp nhựa cấu trúc cho bao bì. Tùy theo yêu cầu của đơn hàng, sản phẩm đầu ra là lớp màng nhựa sẽ được điều chỉnh đảm bảo độ dày của sản phẩm.

- Công đoạn in

Hình 1.3. Hình ảnh máy in có lắp đặt đồng bộ với hệ thống thu gom hơi dung môi dự án dự kiến lắp đặt

Các lớp màng in nhập về sẽ được đưa đến máy in công nghiệp chuyên dụng.

+ Dự án sử dụng công nghệ in ống đồng, đây là công nghệ in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên ống đồng trước rồi mới ép từ ống đồng này lên màng in. Công nghệ in ống đồng có nhiều ưu điểm như: Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên màng in vì miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in; Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng; Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn; Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

+ Để thực hiện công đoạn in: cần có khuôn in và mực in.

Khuôn in của dự án được đặt từ các cơ sở chế tác chuyên dụng đảm bảo đúng theo yêu cầu.

Mực in: do bộ phận chuẩn bị mực in thực hiện tùy theo yêu cầu của đơn hàng. Dự án sử dụng loại mực in OPP, mực in PET, mực in PX, mực in PVC và dung môi pha mực in là Toluen, ethyl acetate, Methyl Ethyl Ketone để tiến hành in trên các chất liệu màng in khác nhau.

+ Trong quá trình sản xuất, khi thay khay mực in, trụn in hoặc kết thúc ca sản xuất, công ty sử dụng giẻ lau thấm dung môi (Isopropyl Alcohol) để làm sạch khay chứa mực in, trục in, toàn bộ giẻ lau được thu gom, lưu giữ như với chất thải nguy hại, định kỳ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển đi xử lý.

Sau khi in xong, màng in được công nhân kiểm tra ngoại quan xem có bị lỗi như mờ, không rõ nét, mất hình ảnh… được công nhân thải bỏ, màng in không bị lỗi được công nhân chuyển sang công đoạn ghép màng.

- Công đoạn ghép màng

Hình 1.4. Hình ảnh máy ghép màng lắp đặt đồng bộ với hệ thống thu gom hơi dung môi dự án dự kiến lắp đặt

Tại công đoạn này, màng cấu trúc sau đùn thổi, màng in, màng ghép được công nhân chuyển vào máy ghép màng, máy ghép màng sẽ phủ lớp keo ghép màng lên trên bề mặt các lớp màng sau đó các lớp màng được ghép và ép chặt vào với nhau để tạo thành màng phức hợp. Màng sẽ được máy cuộn  thành các cuộn có kích thước lớn.

- Công đoạn hoàn thiện

+ Với đơn hàng không yêu cầu tạo túi rời: Các cuộn màng lớn sẽ được máy chia cuộn chia thành những cuộn nhỏ theo quy cách chuẩn, các cuộn sau đó sẽ được đóng gói chờ xuất hàng. Với đơn đặt hàng không yêu cầu tạo túi doanh nghiệp đóng gói bằng máy đóng gói tự động.

+ Với đơn hàng yêu cầu tạo túi thì từ cuộn màng bán thành phẩm được cắt thành kích thước theo yêu cầu, ép dán (dùng máy ép dán) tạo túi (hở một đầu để doanh nghiệp cho sản phẩm và đóng gói thủ công). Túi thành phẩm được đóng gói chờ xuất hàng.

b. Đánh giá về việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án

Công nghệ sản xuất bao bì nhựa từ plastic theo hình thức bán tự động là công nghệ sản xuất được sử dụng phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam từ nhiều năm nay. Do đó chủ dự án quyết định sử dụng công nghệ sản xuất xuất bao bì nhựa từ plastic theo hình thức bán tự động làm công nghệ sản xuất sản phẩm của dự án.

1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

- Bao bì nhựa từ plastic

Bảng 1.2: Danh mục sản phẩm của dự án

TT

Tên sản phẩm

Khối lượng

(Tấn/năm)

1

Bao bì nhựa từ plastic

2.400

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, n​ước của dự án đầu tư

a. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho năm hoạt động ổn định

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, nhu cầu sử dụng các nguyên nhiên liệu chính trong hoạt động sản xuất của Dự án được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.3: Bảng nhu cầu sử dụng nguyên liệu vật liệu phục vụ quá trình sản xuất của dự án

STT

Nguyên liệu

Lượng sử dụng (tấn/năm)

Công đoạn

 tham gia sản xuất

Nguồn cung cấp

 

1

Hạt nhựa PE (chiếm 48 tấn/năm), màng PE (chiếm 152 tấn/năm)

200

Đùn thổi tạo lớp màng PE, LDPE

Việt Nam/Nhập khẩu

 

2

Màng ghép

595,81

Ghép màng

Việt Nam/Nhập khẩu

 

2.1

Màng MCPP

91,66

Việt Nam/Nhập khẩu

 

2.2

Màng CPP

183,33

Việt Nam/Nhập khẩu

 

2.3

Màng MPET

229,16

Việt Nam/Nhập khẩu

 

2.4

Màng nhôm

91,66

Việt Nam/Nhập khẩu

 

3

Màng in

1604,02

Tạo lớp màng in theo yêu cầu

Việt Nam/Nhập khẩu

3.1

Màng BOPP

229,16

Việt Nam/Nhập khẩu

3.2

Màng PET

320,8

Việt Nam/Nhập khẩu

3.3

Màng PA

91,66

Việt Nam/Nhập khẩu

3.4

Màng LLDPE

916,6

Việt Nam/Nhập khẩu

3.5

Màng giấy couche

45,8

Việt Nam/Nhập khẩu

4

Mực in

82

 

Việt Nam/nhập khẩu

4.1

Mực in OPP

15

In ống đồng

Việt Nam/nhập khẩu

4.2

Mực in PET

60

In ống đồng

Việt Nam/nhập khẩu

4.3

Mực in DX

5

In ống đồng

Việt Nam/nhập khẩu

4.4

Mực in PVC

2

In ống đồng

Việt Nam/nhập khẩu

5

Dung môi

40

 

Việt Nam/nhập khẩu

5.1

Ethyl axetat

35

Pha mực in

Việt Nam/nhập khẩu

5.2

Methyl ethyl Ketone

1

Pha mực in

Việt Nam/nhập khẩu

5.3

Toluen

3,5

Pha mực in

Việt Nam/nhập khẩu

5.4

IPA

0,5

Vệ sinh khay mực in, trục in

Việt Nam/nhập khẩu

6

Keo ghép màng

15,1

 

Nhật Bản

6.1

Keo 9530

7

Ghép màng

Nhật Bản

6.2

Keo đóng rắn 9300

7

Ghép màng

Nhật Bản

6.3

Keo 811A

1

Ghép màng

Nhật Bản

6.4

Keo Coreactant F

0,1

Ghép màng

Nhật Bản

7

Nguyên liệu khác

1

Trục in

3

In

Việt Nam

2

Than hoạt tính

1,8

Xử lý hơi dung môi công đoạn in, ghép màng

Việt Nam

3

Methanol/mật gỉ đường

0,6

Hệ thống xử lý nước thải

Việt Nam

4

NaOH

0,15

Hệ thống xử lý nước thải

Việt Nam

5

Hóa chất khử trùng TCCA

0,03

Hệ thống xử lý nước thải

Việt Nam

6

Lưới lọc đầu đùn

0,01

Tạo lớp màng in theo yêu cầu

Việt Nam

 

- Hạt nhựa nguyên sinh: để sản xuất bao bì nhựa dự án sử dụng hạt nhựa nguyên sinh PE (Polyethylen). Tại dự án cam kết không dùng nhựa tái chế.

- Mực in OPP: Đây là loại mực in do Công ty TNHH Sakata Inx Việt Nam cung cấp, loại mực in này có thành phần chủ yếu gồm:

+ Bột màu: tạo màu sắc cho mực in. Dự án sử dụng dòng tạo màu Pigment (bột hữu cơ hoặc vô cơ) không hòa tan mà phân tán hạt trong mực

+ Nhựa: Chlorinated Polypropylene (CPP) có tác dụng liên kết các thành phần trong mực và giúp mực được bám chắc vào bề mặt được in;

+ Phụ gia: Wax tổng hợp giúp cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in

+ Dung môi: Thành phần dung môi của mực in chiếm tối đa 25 – 30% khối lượng mực in với thành phần dung môi của mực in gồm Methyl Cyclohexane/ Ethyl acetate/ Butyl Acetate (mỗi loại dung môi chiếm khoảng 10%), dung môi trong mực in có tác dụng tạo dòng chảy và giúp mực truyền lên bề mặt vật liệu cần in.

- Mực in PET: Đây là loại mực in do Công ty TNHH Sakata Inx Việt Nam cung cấp, loại mực in này có thành phần chủ yếu gồm:

+ Bột màu: tạo màu sắc cho mực in. Dự án sử dụng dòng tạo màu Pigment (bột hữu cơ hoặc vô cơ) không hòa tan mà phân tán hạt trong mực

+ Nhựa: Polyurethane (PU) có tác dụng liên kết các thành phần trong mực và giúp mực được bám chắc vào bề mặt được in;

+ Phụ gia: Wax tổng hợp giúp cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in

+ Dung môi: Thành phần dung môi của mực in chiếm tối đa 25 – 30% khối lượng mực in với thành phần dung môi của mực in gồm Toluen/ Methyl  Ethyl Ketone/ Ethyl acetate/ Isopropanol (mỗi loại dung môi chiếm khoảng 7,5%), dung môi trong mực in có tác dụng tạo dòng chảy và giúp mực truyền lên bề mặt vật liệu cần in.

- Mực in DX: Đây là loại mực in do Công ty TNHH Sakata Inx Việt Nam cung cấp, loại mực in này có thành phần chủ yếu gồm:

+ Bột màu: tạo màu sắc cho mực in. Dự án sử dụng dòng tạo màu Pigment (bột hữu cơ hoặc vô cơ) không hòa tan mà phân tán hạt trong mực

+ Nhựa: Polyethylene (PE) có tác dụng liên kết các thành phần trong mực và giúp mực được bám chắc vào bề mặt được in;

+ Phụ gia: Wax tổng hợp giúp cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in

+ Dung môi: Thành phần dung môi của mực in chiếm tối đa 25 – 30% khối lượng mực in với thành phần dung môi của mực in gồm Toluen/ Methyl  Ethyl Ketone/ Ethyl acetate (mỗi loại dung môi chiếm khoảng 10%), dung môi trong mực in có tác dụng tạo dòng chảy và giúp mực truyền lên bề mặt vật liệu cần in.

- Mực in PVC: Đây là loại mực in do Công ty TNHH Sakata Inx Việt Nam cung cấp, loại mực in này có thành phần chủ yếu gồm:

+ Bột màu: tạo màu sắc cho mực in. Dự án sử dụng dòng tạo màu Pigment (bột hữu cơ hoặc vô cơ) không hòa tan mà phân tán hạt trong mực

+ Nhựa: Polyacrylic có tác dụng liên kết các thành phần trong mực và giúp mực được bám chắc vào bề mặt được in;

+ Phụ gia: Wax tổng hợp giúp cải thiện các tính chất cần thiết cho mực in

+ Dung môi: Thành phần dung môi của mực in chiếm tối đa 25 – 30% khối lượng mực in với thành phần dung môi của mực in gồm Toluen/ Methyl  Ethyl Ketone/ Ethyl acetate (mỗi loại dung môi chiếm khoảng 10%), dung môi trong mực in có tác dụng tạo dòng chảy và giúp mực truyền lên bề mặt vật liệu cần in.

- Keo 9530

Đây là loại keo hữu cơ được tạo thành từ urethane resin chiếm 74,7%, ethyl acetate chiếm 25%, Methanol chiếm 0,3%. Đây là loại keo tồn tại ở dạng lỏng, có màu vàng nhạt, có mùi dung môi.

- Keo 9300

Đây là loại keo hữu cơ được tạo thành từ nhựa Urethane chiếm 71,5%, 4,4'-methylenediphenyl diisocyanate chiếm 3,5%, ethyl acetate chiếm 25%. Đây là loại keo tồn tại ở dạng lỏng, có màu vàng nhạt, có mùi dung môi.

- Keo 811A

Đây là loại keo hữu cơ được tạo thành từ nhựa Urethane chiếm 60 - 61%, Methyl ethyl ketone chiếm chiếm  39 - 40%. Đây là loại keo tồn tại ở dạng lỏng, có màu vàng nhạt, có mùi hơi ngọt, điểm sôi ở 880C, áp suất hơi là 133,3224 hPa, nhiệt độ tự bốc cháy là 5160C, phần trăm bay hơi từ 38 - 42%.

- Keo coreactant F

Đây là loại keo hữu cơ được tạo thành từ Toluene diisocyanate, oligomeric reaction products with 2,2'- oxydiethanol and propylidenetrimethanol chiếm 74 - 76%, Ethyl acetate chiếm 24 - 26%, Toluene diisocyanate chiếm 0,25 - 1%. Đây là loại keo tồn tại ở dạng lỏng, có màu vàng nhạt, có mùi dung môi, điểm sôi ở 880C, áp suất hơi là 22,798 hPa, nhiệt độ tự bốc cháy là 4850C, phần trăm bay hơi từ 22 - 26%.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường dự án Đầu tư xây dựng trụ sở Chi cục Hải quan

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE