Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa

  • Mã SP:DTM nm nhua
  • Giá gốc:175,000,000 vnđ
  • Giá bán:170,000,000 vnđ Đặt mua
Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ  SỞ 8

1.1. Tên chủ cơ sở 8

1.2. Tên cơ sở 8

1.2.1. Địa điểm thực hiện cơ sở 8

1.2.2. Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan

đến môi trường, phê duyệt dự án 11

1.2.3. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động

môi trường; các giấy phép môi trường thành phần 11

1.2.4. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định về pháp luật đầu

tư công) 11

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án 11

1.3.1. Công suất hoạt động của dự án 11

1.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án 13

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở 21

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ

sở 22

1.4.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất sử dụng của cơ sở 22

1.4.2. Nhu cầu sử dụng điện 25

1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước 25

1.5. Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: Điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án xử tái xuất phiếu

liệu 28

1.6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 28

1.6.1. Các hạng mục công trình của cơ sở 28

1.6.2. Danh mục máy móc thiết bị của dự án 36

1.6.3. Tổng vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án và tổ chức quản lý thực hiện

dự án 37

Chương 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA  SỞ ĐẦU  VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 40

2.1. Sự phù hợp của cơ sở đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia,

quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 40

2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có) 45


2.2.1. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận của nước thải 45

2.2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận của khí thải 46

2.2.3. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải 46

Chương 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 47

3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 47

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa 47

3.1.2. Thu gom, thoát nước thải 49

3.1.3. Xử lý nước thải 57

3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi khí thải 67

3.2.1. Nguồn phát sinh 67

3.2.2. Tải lượng phát sinh 68

3.2.3. Hệ thống xử lý bụi, khí thải 73

3.3. Công trình, biện pháp, lưu giữ xử lý chất thải rắn thông thường 79

3.3.1. Công trình, biện pháp, lưu giữ xử lý chất thải rắn sinh hoạt 79

3.3.2. Công trình, biện pháp, lưu giữ xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường 81

3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 82

3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 84

3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành 85

3.6.1. Biện pháp ứng phó rủi ro về môi trường 85

3.6.2. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hoá chất 91

3.6.3. Phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ 92

3.6.4. Tai nạn giao thông 95

3.6.5. Sự cố về ngộ độc thực phẩm 96

3.6.6. Sự cố về an ninh trật tự xã hội địa phương, tranh chấp về môi trường 96

3.7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 97

3.8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo

cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có) 97

3.9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp 100

3.10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) 100

Chương 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 101

4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 101

4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 102

4.2.1. Nguồn phát sinh 102

4.2.2. Lưu lượng xả khí tối đa 102

4.2.3. Dòng khí thải 102

4.2.4. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm 103

4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 103

4.4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất

thải nguy hại (nếu có) 104

4.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có) 105

4.6. Nội dung về quản lý chất thải 105

4.7. Nội dung về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 107

Chương 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 108

Chương 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA  SỞ 109

6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 109

6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 109

6.1.2. Kế hoạch quan trắc đánh giá hiệu quả của các công trình, thiết bị xử lý

chất thải 109

6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy

định của pháp luật 110

6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 110

6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục của chất thải 111

6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật liên quan hoặc đề xuất của

chủ cơ sở 111

6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 111

CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 112

Chương 8. CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU  113

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa
 

1.1. Tên  sở

NHÀ MÁY SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM NHỰA

1.1.1. Địa điểm thực hiện  sở

Địa điểm thực hiện cơ sở: Đường C2 khu B, KCN Phố Nối A, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Dự án “Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa” tại đường C3 khu B, KCN Phố Nối A, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên trên diện tích 12.000 m2 theo nội dung hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng tại KCN Phố Nối A, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam số 90/HĐTLĐ/KCN, ngày 27 tháng 02 năm 2018 giữa Công ty quản lý khai thác khu công nghiệp Phố Nối A và Công ty TNHH công nghiệp nhựa PTH.

Dự án nằm trong KCN đã được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ. Liên quan phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp đầu tư vào KCN. Xung quanh khu vực dự án không có di tích lịch sử văn hóa và các khu bảo tồn thiên nhiên. Các vấn đề môi trường của dự án không tác động đến các đối tượng kinh tế - xã hội trong khu vực.

Vị trí tiếp giáp của khu đất như sau:

- Phía Bắc: Giáp đất cho thuê của KCN;

- Phía Nam: Giáp Công ty AP;

- Phía Đông: Giáp mương thủy lợi;

- Phía Tây: Giáp đường C3 của KCN.

Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu vực thực hiện Dự án theo hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục 105º, múi chiếu 30:

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa
 

1.1. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án

1.1.1. Công suất hoạt động của dự án

a. Mục tiêu

* Mục tiêu của dự án là:

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, gia công màng PE, bao bì đóng gói, màng co, màng bảo vệ PE- PET; cho thuê nhà xưởng.

- Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn (không gắn với việc thành lập cơ sở bán buôn) các mặt hàng có mã HS như sau: 3901, 3902, 3907, 3913, 3919, 3920, 3923.

b.Quy mô, công suất

Căn cứ theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án 8775043845 do Ban Quản lý Các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 07 tháng 02 năm 2017, chứng nhận thay đổi lần thứ 7 ngày 12 tháng 01 năm 2023.

Quy mô công suất thiết kế của Công ty:

- Sản xuất, gia công màng PE, bao bì đóng gói, màng co, màng bảo vệ PE- PET: 4.800 tấn sản phẩm/năm.

- Diện tích nhà xưởng cho thuê: 2.000 m2.

- Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn (Không gắn với việc thành lập cơ sở bán buôn) các mặt hàng có mã HS như sau: 3901, 3902, 3907, 3913, 3919, 3920, 3923.

Quy mô thực hiện dự án được thể hiện tại bảng 1.2 như sau:

Bảng 1.2: Quy  của dự án

 

TT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Khối lượng

Hiện hữu

Theo quyết định phê

duyệt ĐTM

Đạt công suất thiết kế

1

Sản xuất, gia công màng PE, bao bì đóng gói, màng co, màng bảo

vệ PE- PET

tấn sản phẩm/năm

4.000

4.400

5.800

2

Cho thuê nhà xưởng

m2

-

-

2.000

Báo cáo ĐTM nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa và hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ nhựa
 

Thuyết minh quy trình

- Nguyên vật liệu đầu vào là các hạt nhựa PE, LDPE nguyên sinh có màu sắc khác nhau, mực in và dung môi pha mực được nhập về nhà máy theo kế hoạch sản xuất và được kiểm tra kỹ lưỡng chủng loại, số lượng nhập về trước khi chuyển vào quy trình sản xuất. Những nguyên liệu không đạt yêu cầu được chủ đầu tư gửi trả lại nhà sản xuất. Nguyên liệu đạt yêu cầu sẽ được cán bộ công nhân viên vận chuyển về kho lữu giữ tạm thời trước khi chuyển đến công đoạn trộn của quy trình trình sản xuất.

- Trộn: Tại công đoạn này, nhân viên sẽ tiến hành phối trộn các hạt nhựa có màu sắc khác nhau bằng cách đưa chúng vào máy trộn kín. Hỗn hợp hạt nhựa sau khi

 

trộn phải đều màu, tỉ lệ các hạt nhựa màu phải đúng theo công thức mà tổ kế hoạch đưa ra. Sau khi các hạt nhựa đã trộn đều với nhau xong, hỗn hợp nguyên liệu được chuyển đến công đoạn đùn thổi màng

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình đùn, thổi màng

Quá trình đùn thổi màng nhựa được thực hiện trong máy đùn thổi màng. Đầu tiên, công nhân sẽ tiến hành đưa hạt nhựa nguyên sinh vào phễu của máy đùn để gia nhiệt và hóa dẻo hạt nhựa. Trong máy đùn bố trí một hoặc hai trục vít xoắn có chiều sâu rãnh vít giảm dần theo từng đoạn từ chuôi trục đến đầu trục, quay bên trong xy lanh. Bao quanh xy lanh máy đùn lắp hệ thống gia nhiệt. Khi trục vít quay, hạt nhựa được gia nhiệt, được ép nhuyễn và cuối cùng được đùn qua đầu đùn.

Hệ thống gia nhiệt được điều chỉnh phân bố xung quanh xi lanh thành các vùng gia nhiệt, mỗi vùng cho một nhiệt độ xác định và có thể điều chỉnh được. Quá trình vận chuyển, làm dẻo và làm nhuyễn hạt nhựa được thực hiện trong khoảng không giữa trục vít và xilanh. Trục vít được chia làm nhiều vùng công tác.

Sau khi ra khỏi máy đùn, nhựa dẻo được đẩy qua một khe tạo hình vành khuyên, thường bố trí thẳng đứng, để tạo thành một ống thành mỏng. Khi ra khỏi đầu tạo hình, màng được thổi phồng lên nhờ hệ thống khí nén dẫn vào bên trong. Khí này có ống dẫn ra để đảm bảo sự ổn định của áp lực bên trong. Chiều dày ban đầu của phôi màng do khe hở giữa khuôn và lõi quyết định. Phía trên khuôn người ta bố trí một vòng không khí tốc độ cao để làm nguội màng nhựa nóng. Ống màng sau đó tiếp tục đi lên, tiếp tục được làm lạnh đến khi nó đi qua con lăn và được làm dẹp lại tạo thành một màng đôi. Hệ thống các con lăn sau đó sẽ đưa màng đôi ra khỏi tháp đùn và cuộn lại thành cuộn.

Đối với các sản phẩm màng co, màng PE, bao bì đóng gói cần in logo, font chữ thì khoảng được chuyển sang công đoạn in.

Đối với các sản phẩm màng co, màng PE, bao bì đóng gói không cần in được chuyển sang công đoạn đóng gói, hoàn thiện bao bì đóng gói và một phần màng PE được chuyển sang công đoạn sản xuất màng bảo vệ PE-PET.

- In: Sau quá trình thổi màng, màng đôi có thể để nguyên hay cắt thành 2 màng đơn chiếc cuộn lại rồi đưa vào máy in. Tại công đoạn này, tùy theo kế hoạch sản xuất của dự án mà cán bộ công nhân viên sẽ tiến hành in các logo, font chữ với màu sắc khác nhau lên màng nhựa. Màng nhựa được in logo, font chữ bằng công nghệ in Flexo và công nghệ in ống đồng bằng máy in ống đồng Gravere với tỷ lệ sản phẩm in bằng hai công nghệ này là 50:50.

+ Phương pháp in flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Trục anilox là một trục kim loại, bề mặt được khắc lõm nhiều ô nhỏ (cell). Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục, phần mực nằm trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Sau đó khuôn in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ trong các cell trên bề mặt trục in.

+ Phương pháp in ống đồng là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim lọai. Khi in sẽ có 2 quá trình: Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu.

Đối với sản phẩm màng PE, màng co cần in logo, font chữ thì công đoạn in cũng là công đoạn cuối cùng để sản xuất màng co, màng PE. Màng co, màng PE sau khi in logo, font chữ, một phần màng PE được chuyển sang công đoạn sản xuất màng bảo vệ PE-PET, phần còn lại cùng với màng co được chuyển sang công đoạn đóng gói, bảo quản và xuất hàng.

Đối với sản phẩm bao bì đóng gói cần in logo, font chữ thì màng sau khi in được chuyển sang công đoạn kiểm tra OQC.

- Kiểm tra OQC: Sản phẩm sẽ được bộ phận OQC bốc mẫu kiểm tra trước khi mang qua công đoạn đóng gói.

- Hoàn thiện bao bì đóng gói: Tại công đoạn hoàn thiện bao bì đóng gói, màng nguyên liệu sau khi in sẽ được cắt dán, gấp nếp, dập quai… để tạo thành sản phẩm bao

bì đóng gói. Bao bì đóng gói sau khi tạo thành được chuyển sang công đoạn đóng gói, bảo quản và xuất hàng.

- Đóng gói, bảo quản, xuất hàng: Sản phẩm bao bì đòng gói, màng co, màng PE sau khi tạo thành được cán bộ công nhân viên đóng gói vào bao bì cac tông theo đúng chủng loại sản phẩm. Sản phẩm sau khi đóng gói xong được chuyển về kho bảo quản chờ ngày xuất hàng.

Trong quá trình sản xuất nhiên liệu được sử dụng là điện năng.

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE