Dự án thuê môi trường rừng: Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ

Dự án thuê môi trường rừng: Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ ” có diện tích 23,90ha tại khoảnh 1 tiểu khu 77 phân khu rừng gỗ tự nhiên núi đất xanh thường và nghèo (LRTX); đất trống cây gỗ rải rá.

Ngày đăng: 08-08-2024

114 lượt xem

MỤC LỤC

Phần 1: THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN................1

I. Thông tin chung về nhà đầu tư, tóm tắt và đề xuất dự án thuê môi trường rừng.....1

II. Căn cứ pháp lý...........................................1

II. Cơ sở triển khai thực hiện..............................................2

Phần 2: QUY MÔ DIỆN TÍCH VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC THUÊ MÔI

TRƯỜNG RỪNG.............................................4

I. Phạm vi, quy mô diện tích của dự án...................4

II. Đặc điểm hiện trạng rừng khu vực lập dự án thuê môi trường rừng..............5

III. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án thuê môi trường rừng........9

1. Điều kiện tự nhiên...................................9

2. Điều kiện về kinh tế - xã hội..............................10

3 Tiềm năng, hiện trạng du lịch tại khu vực thuê môi trường rừng...............11

Phần 3: NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG.............12

I Thông tin chung về Dự án: ................................................12

II. Mục tiêu của Dự án .................................................................12

III. Nội dung và sản phẩm của Dự án thuê môi trường rừng.......................13

1. Các hoạt động bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa chữa cháy rừng. ..13

2. Các hoạt động tham quan du lịch sinh thái tuyên truyền giáo dục dưới tán rừng.14

2.1 Tham quan sinh cảnh rừng, cảnh quan dưới tán rừng.........................14

2.2 Tổ chức các hoạt động cắm trại và tuyên truyền giáo dục cho du khách…..

3. Xây dựng các Khu sưu tập, bảo tồn các loài cây dược liệu và Lan hoang dã, trồng bảo tồn các loài cây bản địa ........24

3.1. Khu sưu tập và trồng bảo tồn dưới tán rừng các loài cây dược liệu.........24

3.2. Vườn sưu tập các loài Lan hoang dã Phú Quốc.....................................28

3.3. Trồng các loài cây bản địa gắn với rừng Phú Quốc và cây nông nghiêp..........30

4. Khu tư vấn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng...........................33

5. Du lịch sinh thái cộng đồng ..................................................36

6. Các hạng mục phục vụ du khách..........................................40

7. Quy mô và nhu cầu vốn đầu tư ...............................................40

7.1. Quy mô đầu tư....................................................................40

7.2. Nhu cầu vốn đầu tư .................................................44

8.Nguyên tắc thuê môi trường rừng và tổ chức các hoạt động DLST, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng...44

9. Thời gian thuê môi trường rừng............................................45

10. Quản lý các công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

trong rừng đặc dụng ...............................................45

11. Giá thuê môi trường rừng và phương thức nộp tiền ...................47

12. Hiệu quả của Đề án..................................................47

12.1. Hiệu quả về kinh tế .............................................47

12.2. Hiệu quả về xã hội..............................................47

12.3. Hiệu quả về môi trường...................................48

13. Trình tự, thủ tục, các giai đoạn lập dự án thuê môi trường rừng...............48

Phần 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN..........................51

Phụ lục: Các bản vẽ hiện trạng, vị trí, sơ đồ bố trí công trình

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên động thực vật rừng Vườn quốc gia Phú Quốc năm 2005;

2. Báo cáo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng VQG Phú Quốc năm 2014 ban hành theo Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang;

4. Dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Phú Quốc đến năm 2020;

5. Đề án phát triển Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phú Quốc giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2030;

6. Báo cáo tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội Thành phố Phú Quốc năm 2019;

7. Đề án cho thuê rừng và môi trường rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

8. Phương án Quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Phú Quốc giai đoạn 2021 – 2030;

9. Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

10. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

11. Quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2030;

12. Tiềm năng du lịch và nhu cầu phát triển du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Phú Quốc;

13. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số Vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên triên cả nước và một số dự án thuê môi trường rừng đã thực hiện tại VQG Phú Quốc.

Phần 1

THÔNG TIN VỀ NHÀ ĐẦU TƯ VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN

I. Thông tin chung về nhà đầu tư, tóm tắt và đề xuất dự án thuê môi trường rừng

- Tên doanh nghiệp:CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN.....

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ......... do Phòng Đăng ký kinh  doanh,Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 26/03/2021;

- Địa chỉ trụ sở chính: ..........., Khu đô thị Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy,thành phố Hà Nội;

- Văn phòng tại thành phố Phú Quốc: .............,..................., Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.

- Điện thoại:...........

- Email:......... Website:................

- Vốn điều lệ: .............

Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Họ và tên: ........... Chức danh: Tổng giám đốc. Sinh năm: ............. CCCD số................

Giới tính: ....

Quốc tịch: Việt Nam.

Ngày cấp:..........

Nơi cấp: Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư

Địa chỉ thường trú: ..........., phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Chỗ ở hiện tại: ................, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

II. Căn cứ pháp lý

Đề án được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp lý sau: Luật Đầu tư năm 2020;

Luật Du lịch năm 2017; Luật Đa dạng sinh học năm 2018; Luật Bảo vệ môi trường 2020;

Luật Lâm nghiệp năm có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019;

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Chỉ thị số 1788/CT-BNN-TCLN ngày 10/3/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và cho thuê môi trường rừng phòng hộ, đặc dụng;

Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;

Quyết định số 1747/QĐ-UBND ngày 19/8/2015 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Dự án “Tổ chức các khu vực, điểm, tuyến tham quan hệ sinh thái rừng đặc hữu và thực hiện các dịch vụ du lịch sinh thái trong Vườn quốc gia Phú Quốc”;

Quyết định số 694/QĐ-UBND ngày 26/3/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Phú Quốc giai đoạn 2017 – 2020 và định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 29/02/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”;

Quyết định số 3095/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”;

Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt kết quả kiểm kê hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

Quyết định số 1685/QĐ-UBND ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt Đề án cho thuê rừng và môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

Công văn số 1772/TCLN-ĐDPH ngày 26/11/2020 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc hoạt động cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

Công văn số 228/TCLN-ĐDPH ngày 05/3/2021 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc trả lời một số câu hỏi về thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và trồng dược của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng.

III. Cơ sở triển khai thực hiện.

Phú Quốc được xem là một trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Theo quy hoạch tại Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030, rừng đặc dụng Vườn quốc gia Phú quốc có diện tích khoảng 29.596 ha.

Vườn quốc gia Phú quốc có sự đa dạng về cảnh quan tự nhiên và sinh cảnh rừng, đa dạng sinh học được bảo tồn khá nguyên vẹn, có điều kiện thuận lợi trong việc cho thuê môi trường rừng thực hiện các chương trình về bảo tồn đa dạng sinh học gắn với hoạt động về du lịch sinh thái. Nhà đầu tư được thuê môi trường rừng, liên kết với chủ rừng để lập dự án đầu tư là một hình thức góp phần xã hội hóa nghề rừng trong lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần hiệu quả vào sự nghiệp quản lý bảo vệ rừng; nhất là hiện nay tình hình chặt phá, lấn chiếm đất rừng diễn ra hết sức phức tạp. Căn cứ Luật Lâm nghiệp năm 2017 và tại khoản 6, điều 14 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp có cho phép các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để thực hiện dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí kết hợp với bảo vệ, phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên theo đúng quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành của pháp luật. Bên cạnh đó, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và các giá trị văn hóa bản địa, tạo sự thu hút của cộng đồng dân cư và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng với thế giới tự nhiên. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội việc làm, nhất là người dân sống xung quanh các khu bảo tồn.

Vườn quốc gia Phú Quốc có chức năng kết hợp sử dụng môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ để tổ chức các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường; cung ứng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tư vấn, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục môi trường và phát triển dịch vụ du lịch trong Vườn quốc gia Phú Quốc.

Hiện nay, Đề án cho thuê rừng và môi trường rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt tại Quyết định số 1685/QĐ-UBND ngày 09/7/2021. Công ty cổ phần tập đoàn Ecogreen khảo sát khu vực cho thuê môi trường rừng thực hiện dự án “Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ” có quy mô diện tích 23,90ha; thuộc Tiểu khu 77, Vườn Quốc Gia Phú Quốc, ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc. Diện tích xin chủ trương thuê môi trường rừng nằm trong diện tích quy hoạch cho thuê môi trường rừng kết hợp du lịch sinh thái, phù hợp với Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Phú Quốc.

Với mục tiêu bảo vệ tài nguyên rừng theo các Quyết định của Chính phủ và tỉnh Kiên Giang, đáp ứng đáp ứng nhu cầu của người dân và phục vụ du khách tham quan. Công ty cổ phần tập đoàn Ecogreen đề xuất ý tưởng, nội dung, quy mô diện tích thuê môi trường rừng thực hiện dự án “Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ” nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu phát triển du lịch sinh thái gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đưa Vườn quốc gia Phú Quốc là một trong vùng trọng điểm du lịch sinh thái chất lượng cao của tỉnh và trong khu vực.

Phần 2

QUY MÔ DIỆN TÍCH VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC THUÊ MÔI TRƯỜNG RỪNG

I. Phạm vi, quy mô diện tích của dự án

Dự án thuê môi trường rừng “Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ” có diện tích 23,90ha tại khoảnh 1 tiểu khu 77 phân khu rừng gỗ tự nhiên núi đất xanh thường và nghèo (LRTX); đất trống cây gỗ rải rác (DT2), thuộc khu vực núi Diện Tiên, ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Hình 1: Sơ đồ vị trí dự án và đường giao thông cạnh dự án

Phía Bắc giáp với rừng phòng hộ

Phía Tây giáp đất Dự án khu khách sạn nghỉ dưỡng Valley Village Phú Quốc và đất của dân.

Phía Nam giáp đất rừng phòng hộ, đất của dân và đường đi.

Phía Đông giáp rừng phòng hộ.

II. Đặc điểm hiện trạng rừng khu vực lập dự án thuê môi trường rừng

Theo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng VQG Phú Quốc năm 2014 ban hành theo Quyết định số 2727/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt kết quả kiểm kê hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, qua khảo sát thực tế khu vực đề xuất lập dự án “Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ” tại tiểu khu 77, Vường Quốc gia Phú Quốc, ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có hiện trạng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh và xanh nghèo phục hồi (TXP); hiện trạng đất trống cây gỗ rải rác (DT2);

1. Hiện trạng rừng:

Tổng diện tích tự nhiên của khu vực điều tra là 239.000 m2 (100%), trong đó:

- Hiện trạng rừng gỗ tự nhiên xanh thường và nghèo, núi đất LRTX phục hồi (TXP) diện tích: 189.000 m2 (chiếm 79,08%).

- Hiện trạng đất trống cây gỗ rải rác (DT2) diện tích: 30.000 m2 (chiếm 12,55%).

- Hiện trạng rừng chưa có trữ lượng (DT2) diện tích: 10.000 m2 (chiếm 4,18%).

- Hiện trạng đường mòn, đất trống xen lẫn cây nông nghiệp (NN), được liệu diện tích: 10.000 m2 (chiếm 4,18%).

Hình 2: Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp khu vực dự án

Hình 3-5: Hiện trạng đất trống cây gỗ rải rác, rừng phục hồi xen lẫn cây trồng nông nghiệp và cây dược liệu trong khu vực dự án

2. Đa dạng động, thực vật rừng

- Thực vật rừng: Thành phần loài cây gỗ trong khu vực điều tra như: Da, Thị, Chò Xót, Bứa, Còng, Trâm, Kim cang, Xăng máu…

- Động vật rừng: Trong khu vực dự án thỉnh thoảng bắt gặp có các loài: Khỉ đuôi dài, Kỳ đà, Rồng Đất, Sóc, Tắc kè và một số loài Chim... sinh sống.

III. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực dự án

1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý:

Dự án thuê môi trường rừng “Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ” có diện tích 23,90ha tại khoảnh 1 tiểu khu 77 phân khu đất rừng phòng hộ Vường quốc gia Phú Quốc, thuộc khu Núi Điên Tiên, ấp Suối Mây, xã Dương Tơ, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

b) Khí hậu:

Khí hậu Phú Quốc nói chung và khu vực dự án nói riêng mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới.

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng bị chi phối mạnh bởi các quy luật khí hậu của biển nên ôn hòa hơn so với các huyện trong đất liền.

- Nhiệt độ cao đều trong năm (trung bình 27,10 C), tháng 4 nóng nhất (nhiệt độ trung bình 28,30 C) và tháng 1 thấp nhất (nhiệt độ trung bình 25,50 C). Nắng nhiều (trung bình 2.445 giờ/năm, 6,7 giờ/ngày).

- Lượng mưa bình quân năm lớn (3.037mm) và phân bố theo mùa rõ rệt, trong đó:

+ Mùa mưa kéo dài hơn các huyện khác trong tỉnh và toàn ĐBSCL (8 tháng – từ tháng IV đến tháng XI) và chiếm 90% lượng mưa cả năm.

+ Ngược lại, trong các tháng mùa khô (XII-III), do lượng mưa không đáng kể (chỉ chiếm 10% lượng mưa măm) đã gây tình trạng khô hạn. Lượng mưa lớn và độ dốc địa hình lớn, nếu không có thảm che rừng đầu nguồn thì nguồn nước cung cấp cho hồ chứa Dương Đông sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.

- Có hai hướng gió chính trong năm: Gió mùa Đông – Bắc thịnh hành từ tháng XI đến tháng IV năm sau, vận tốc trung bình từ 2,8-4,0 m/s. Gió Tây – Nam thịnh hành từ tháng V đến tháng X, vận tốc gió trung bình biến đổi từ 3,0 – 5,1m. Gió mạnh thường xảy ra vào các tháng VI-VIII, vận tốc gió lớn nhất tuyệt đối lên tới 31,7m/s. Lượng mưa lớn, vận tốc gió lớn, địa hình dốc, nếu không có thảm rừng che phủ thì đất sẽ bị rửa trôi, xói mòn, thoái hóa, gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà hàng tram năm sau cũng không khắc phục được.

Nhìn chung, khí hậu tại khu vực dự án nắng ấm quanh năm, thời tiết ít biến động, rất phù hợp cho việc thực hiện dự án “Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ ” và các hoạt động tham quan du lịch.

c) Địa hình:

Phú Quốc được mệnh danh là đảo ngọc, là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, thuộc vùng biển Tây Nam của Việt Nam, bốn mặt đều giáp biển. Địa hình của Phú Quốc là địa hình thoải, có khoảng 100 quả đồi lớn nhỏ.

Dự án “Bảo vệ rừng gắn với tham quan du lịch sinh thái, giải trí dưới tán rừng phòng hộ” nằm tại khu vực phía Tây Nam của núi Điên Tiên với đỉnh cao nhất của núi là 100 m, Điểm cao nhất của khu vực dự án là 80m.

d) Thổ nhưỡng:

Đất đai trong khu vực dự án chủ yếu là đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng, được hình thành từ sự phong hóa của đá cát, lại phân bố ở địa hình sườn nên tầng mặt đất có hàm lượng dinh dưỡng mùn, đạm và kali khá giàu. Trên gần bề mặt đất thì tỷ lệ hạt cát nhiều, đất có kết cấu rời rạc, tơi xốp thoáng khí, càng xuống sâu tỷ lệ cấp hạt sét gia tăng và màu sắc thay đổi dần từ màu vàng nhạt sang màu vàng xám đậm. Tầng đất tương đối dày (30-80cm), loại đất này mang tính chua thoát nước tốt. Ngoài ra, còn có đất cát có tầng mặt giàu mùn, đất có thành phần cơ giới mịn hơn và một số yếu tố dinh dưỡng như mùn, đạm và kali cao.

e) Nguồn nước:

- Nguồn nước mặt: Trong khu vực dự án có suối nhỏ, nước mặt sử dụng chủ yếu là nước mưa.

- Nước ngầm: Chưa có số liệu cụ thể khảo sát về tài nguyên nước ngầm trong trên đảo. Tuy nhiên, qua xem xét các giếng khoan gần khu vực dự án cho thấy nước ngầm tầng nâng có lưu lượng trung bình. Chất lượng nước thuộc loại nước mềm, có thể dùng cho ăn uống và là nguồn nước cung cấp chính cho sinh hoạt cho người dân khu vực.

- Nguồn nước sạch: Dân cư xung quanh dự án đang sử dụng một phần từ nguồn nước sạch của Thị trấn Dương Đông có chất lượng nước tốt là nguồn nước cung cấp chính cho sinh hoạt cho người dân và các dự án du lịch trong khu vực.

2. Điều kiện về kinh tế - xã hội

Dự án nằm cạnh khu dân cư vùng thị trấn Dương Đông, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về hướng nam, giao thông đi lại để đến dự án bằng đường bộ đi từ Trung tâm theo đường Trần Hưng Đạo, rẽ lên phía bên trái (phía núi). Giao thông đi lại thuận lợi và gần trung tâm thành phố.

Dân cư sinh sống và khu dân cư hầu như sống dọc đường Trần Hưng Đạo, gần rừng và ven rừng, đồng thời khu vực dự án thu hút dân tạm cư và khách vãng lai nên có nhiều tác động đến tài nguyên rừng.

Hiện nay số người hoạt động trong nghề truyền thống đánh bắt hải sản, trồng Tiêu chiếm nhiều nhất trong tất cả các ngành nghề có thu nhập trong vùng đệm Vườn quốc gia Phú Quốc. Tuy nhiên, ngành du lich lại là nhóm ngành nghề đem lại thu nhập nhiều nhất trong tấc cả các ngành nghề. Bên cạnh đó, với sự phát triển kinh tế của thành phố đảo Phú Quốc, đặc biệt là ngành du lịch, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Điều này đã tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương vào lịch vực dịch vụ như vận chuyển, hướng dẫn viên du lịch, buôn bán hàng lưu niệm…

3. Tiềm năng, hiện trạng du lịch tại khu vực thuê môi trường rừng

Phú Quốc có vị trí trung tâm của thị trường du lịch năng động của vùng Đông Nam Á, có sân bay quốc tế đến các trung tâm du lịch lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, Thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, Phú Quốc nằm gần đường hàng hải quốc tế, có cảng hành khách quốc tế và cảng hàng hóa quốc tế; vì vậy trong tương lai hứa hẹn là khu khu vực nhộn nhịp, đón được khách du lịch trên tàu quốc tế. Khu vực dự án có sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên và văn hóa lịch sử.

Về cảnh quan tự nhiên: Thiên nhiên đã tạo cho Phú Quốc nhiều cảnh quan độc đáo. Trong phạm vi Vườn quốc gia có nhiều đồi núi cao có thể phát triển du lịch tham quan sinh cảnh rừng. Khu vực Suối Mây được coi là khu vực gần trung tâm thành phố nên thu hút được nhiều du khách tham quan và lưu trú.

Về văn hóa và lịch sử: Phú Quốc không chỉ nổi tiếng là một hòn đảo có cảnh quan thiên nhiên đẹp và tài nguyên thiên nhiên giàu có mà còn là một hòn đảo có truyền thống lịch sử, bất khuất, kiên cường qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và quân, dân Phú Quốc còn nghi lại chiến công và những di tích còn lại cho đến ngày nay

Khu vực dự án có hệ sinh thái có khả năng phục vụ một số lượng khách tham quan nhất định, không ảnh hưởng đến chức năng bảo tồn, không tồn tại những mối đe dọa đối với văn hóa bản địa, an toàn cho du khách, không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Khu vực dự án nằm trên trục giao thông kết nối giữa trung tâm hành chính thành phố đi thị trấn An Thới, xung quanh khu vực dự án tập trung các khu du lịch, resort nghỉ dưỡng, khách sạn hạng sang. Ngoài ra, trong khu vực còn có rất nhiều dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng như Dự án Khu nghỉ dưỡng phức hợp Longbic, Seratan Phú Quốc.

>>> XEM THÊM: Biểu mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE