Những điều cần thiết khi mở nhà hàng ăn uống

Những điều quan trọng trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống: Lựa chọn mặt bằng và thiết kế view nhà hàng. Có 2 yếu tố quan trọng khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng là vị trí và diện tích. Dựa vào những đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu và quy mô dự kiến để bạn khoanh vùng phạm vi tìm kiếm, lựa chọn mặt bằng phù hợp nhất cho nhà hàng của mình.

Ngày đăng: 13-04-2022

661 lượt xem

Những điều cần thiết khi mở nhà hàng ăn uống
  1. Cái nhìn tổng quan

Ngành kinh doanh nhà hàng có những cái khó khăn riêng giống như bất kỳ ngành kinh doanh nào, nó có cả thăng trầm. Năm đầu tiên mở nhà hàng thức ăn mới của bạn sẽ là năm khó khăn nhất.

Trong cả thời kỳ bùng nổ và suy thoái như dịch Covid vừa trải qua thời kì rất khó khăn trong việc kinh doanh, một kế hoạch kinh doanh nhà hàng phù hợp là một phần quan trọng để kinh doanh thành công.

Cho dù đây là nhà hàng đầu tiên hay nhà hàng thứ trăm của bạn, một kế hoạch kinh doanh tuyệt vời sẽ làm rõ khái niệm của bạn để mang lại cho nó cơ hội thành công lớn nhất.

2. Những điều quan trọng trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng ăn uống:

  • Lựa chọn mặt bằng và thiết kế view nhà hàng

Có 2 yếu tố quan trọng khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng là vị trí và diện tích. Dựa vào những đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu và quy mô dự kiến để bạn khoanh vùng phạm vi tìm kiếm, lựa chọn mặt bằng phù hợp nhất cho nhà hàng của mình.

  • Vị trí mặt bằng

Yếu tố địa điểm cực kỳ quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Phù hợp với khách hàng mục tiêu và đảm bảo tính thuận tiện là 2 điều cơ bản cần lưu ý khi lựa chọn vị trí nhà hàng.

Nhà hàng của bạn nên được đặt ở nơi tập trung đông khách hàng mục tiêu. Các nhà hàng bán đồ ăn nhanh nên được đặt ở mặt đường, gần các khu văn phòng, trường học để thuận tiện cho việc mua đồ mang đi của thực khách. Trong khi các nhà hàng Buffet, lẩu nướng, các nhà hàng bán đồ ăn truyền thống có thể đặt ở cả các khu trung tâm thương mại, khu dân cư… Nếu khách hàng của bạn là dân văn phòng thì nhà hàng nên ở vị trí gần các tòa nhà văn phòng. Nếu khách hàng là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì vị trí gần các trường học, khu vui chơi,… là những lựa chọn tốt.

Bên cạnh đó mặt bằng có chỗ gửi xe hoặc gần các khu vực trông giữ xe cũng cần được chú trọng.

  • Diện tích mặt bằng

Dựa trên quy mô dự kiến ở trên để bạn lựa chọn diện tích mặt bằng phù hợp. Mặt bằng nhà hàng phải đảm bảo không gian phục vụ thoải mái cho khách hàng, các khu vực bếp, khu vực kho được bố trí thuận tiện.

  • Thiết kế không gian view nhà hàng

Sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, bạn sẽ tiến hành phân bổ diện tích cho từng khu vực trong nhà hàng, thực hiện sửa chữa cũng như thi công thiết kế nhà hàng theo đúng phong cách mà bạn đã định hướng.

Không gian thiết kế nhà hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Có nhiều cách thiết kế cho một nhà hàng nhưng điều bạn cần lưu ý là thiết kế đó cần mang đến không gian ẩm thực đúng như phong cách mà bạn đang hướng tới. Từ cách lựa chọn kích thước và sắp xếp bàn ghế như thế nào để thuận tiện cho khách hàng cho đến cách trang trí tường, lựa chọn đèn trang trí, màu sắc ánh sáng,… đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Bạn có thể tự lên ý tưởng, setup cho nhà hàng của mình hoặc nhờ tới sự trợ giúp của các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp.

Một số mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo:

  • Restaurant: Đây là mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay. Hình thức này nhấn mạnh vào không gian với mong muốn đem lại cho thực khách trải nghiệm ấn tượng nhất. Nhà hàng theo mô hình này đòi hỏi sự đồng bộ, tiện nghi với khu vực ăn uống rộng rãi, thoáng mát và sáng sủa. Các nhà hàng bán đồ Âu, đồ Nhật,… thường đi theo mô hình này. 
  • Bar: Đây là mô hình kinh doanh nhà hàng phục vụ chủ yếu về đồ uống. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ phục vụ các món ăn kèm. Tùy từng loại bar mà sẽ có đặc trưng về đồ uống và đồ ăn khác nhau. Điều này sẽ phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới. 
  • Fastfood: Mô hình bán đồ ăn nhanh đang ngày càng phổ biến hiện nay. Khác với mô hình nhà hàng ở trên, không gian tại các nhà hàng thức ăn nhanh thường đơn giản hơn, chủ yếu hướng đến sự tiện lợi và thoải mái. Khách hàng thường ăn tại chỗ hoặc mua mang về.
  • Buffet: Mô hình nhà hàng buffet đang là mô hình được ưa chuộng hiện nay. Thực khách trả một số tiền trọn gói và thoải mái lựa chọn những món ăn mà mình yêu thích. Khi kinh doanh buffet bạn sẽ phải tính toán kỹ lưỡng về chi phí nguyên vật liệu để làm sao với mức giá đưa ra, dù khách ăn nhiều thì bạn vẫn có lời.

Menu nhà hàng :

Xây dựng thực đơn (menu) là bước quan trọng bạn không thể bỏ qua khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Menu sẽ là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp giữ chân khách hàng nên cần được xây dựng kỹ lưỡng, từ việc xác định menu nhà hàng bao gồm những món gì, giá cả như thế nào cho đến cách thiết kế menu đẹp mắt thu hút khách hàng.

Menu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh nhà hàng

Một số vấn đề cần chú ý khi xây dựng menu nhà hàng:

  • Lên danh sách các món ăn phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu
  • Xác định rõ các món chủ đạo, mang dấu ấn đặc trưng của nhà hàng
  • Xây dựng định mức nguyên vật liệu và định lượng món ăn rõ ràng để đảm bảo yếu tố cân bằng giữa giá bán và chi phí nguyên vật liệu
  • Mỗi khách hàng có một khẩu vị khác nhau, do đó hãy đa dạng hóa món ăn để tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên khi đa dạng món cũng cần có sự cân bằng hợp lý, đừng đưa vào menu quá nhiều món trong khi bạn không thể đảm bảo rằng sẽ phục vụ được đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng
  • Chú trọng đến thiết kế menu, làm nổi bật được những món ăn đặc sắc hoặc những món ăn bạn đang muốn đẩy mạnh, có khả năng mang lại doanh thu và lợi nhuận tốt.

3. Tại sao bạn cần có kế hoạch kinh doanh nhà hàng

  • Kế hoạch kinh doanh có chức năng như một bản thiết kế để xây dựng tầm nhìn của bạn. Đó là một khuôn khổ để tiến lên phía trước, giúp bạn luôn đi đúng hướng và ngăn bạn lạc lối khỏi tầm nhìn của mình.
  • Kế hoạch kinh doanh nhà hàng của bạn không chỉ là một công cụ hoạt động quan trọng. Chi phí khởi động nhà hàng trung bình thay đổi tùy theo khái niệm và khu vực địa lý, nhưng dao động từ hơn 1 tỉ cho nhà hàng trung bình và nhỏ phục vụ nhanh thông thường với lượng khách nhỏ hơn đến hơn 10 tỉ cho nhà hàng cao cấp và các cơ sở lớn hơn. Với loại tiền tỉ như vậy, bạn cần phải tính toán thật kĩ, lập một kế hoạch kinh doanh thực tế và toàn diện và cho các nhà đầu tư thấy rằng bạn biết mình đang làm gì.
  • Trên hết, hãy nhớ rằng phần lớn các nhà hàng đều thất bại trong vòng vài năm đầu tiên. Đó là một công việc kinh doanh vô cùng thách thức! Kế hoạch của bạn nên giải quyết vấn đề này và nhấn mạnh bất kỳ lợi thế cạnh tranh độc đáo nào giúp bảo vệ doanh nghiệp của bạn và làm cho doanh nghiệp trở nên bền vững hơn.

4. Những gì bạn cần trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng của bạn

  • Lựa chọn mặt bằng

Có 2 yếu tố quan trọng khi lựa chọn mặt bằng kinh doanh nhà hàng là vị trí và diện tích. Dựa vào những đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu và quy mô dự kiến để bạn khoanh vùng phạm vi tìm kiếm, lựa chọn mặt bằng phù hợp nhất cho nhà hàng của mình.

  • Vị trí mặt bằng

Yếu tố địa điểm cực kỳ quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Phù hợp với khách hàng mục tiêu và đảm bảo tính thuận tiện là 2 điều cơ bản cần lưu ý khi lựa chọn vị trí nhà hàng.

Nhà hàng của bạn nên được đặt ở nơi tập trung đông khách hàng mục tiêu. Các nhà hàng bán đồ ăn nhanh nên được đặt ở mặt đường, gần các khu văn phòng, trường học để thuận tiện cho việc mua đồ mang đi của thực khách. Trong khi các nhà hàng Buffet, lẩu nướng, các nhà hàng bán đồ ăn truyền thống có thể đặt ở cả các khu trung tâm thương mại, khu dân cư… Nếu khách hàng của bạn là dân văn phòng thì nhà hàng nên ở vị trí gần các tòa nhà văn phòng. Nếu khách hàng là giới trẻ, học sinh, sinh viên thì vị trí gần các trường học, khu vui chơi,… là những lựa chọn tốt.

Bên cạnh đó mặt bằng có chỗ gửi xe hoặc gần các khu vực trông giữ xe cũng cần được chú trọng.

  • Diện tích mặt bằng

Dựa trên quy mô dự kiến ở trên để bạn lựa chọn diện tích mặt bằng phù hợp. Mặt bằng nhà hàng phải đảm bảo không gian phục vụ thoải mái cho khách hàng, các khu vực bếp, khu vực kho được bố trí thuận tiện.

  • Thiết kế không gian view nhà hàng

Sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, bạn sẽ tiến hành phân bổ diện tích cho từng khu vực trong nhà hàng, thực hiện sửa chữa cũng như thi công thiết kế nhà hàng theo đúng phong cách mà bạn đã định hướng.

Không gian thiết kế nhà hàng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Có nhiều cách thiết kế cho một nhà hàng nhưng điều bạn cần lưu ý là thiết kế đó cần mang đến không gian ẩm thực đúng như phong cách mà bạn đang hướng tới. Từ cách lựa chọn kích thước và sắp xếp bàn ghế như thế nào để thuận tiện cho khách hàng cho đến cách trang trí tường, lựa chọn đèn trang trí, màu sắc ánh sáng,… đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi lên kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Bạn có thể tự lên ý tưởng, setup cho nhà hàng của mình hoặc nhờ tới sự trợ giúp của các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp.

  • menu nhà hàng

Xây dựng thực đơn (menu) là bước quan trọng bạn không thể bỏ qua khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng. Menu sẽ là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp giữ chân khách hàng nên cần được xây dựng kỹ lưỡng, từ việc xác định menu nhà hàng bao gồm những món gì, giá cả như thế nào cho đến cách thiết kế menu đẹp mắt thu hút khách hàng.

Menu là yếu tố quan trọng trong kinh doanh nhà hàng

Một số vấn đề cần chú ý khi xây dựng menu nhà hàng:

  • Lên danh sách các món ăn phù hợp với nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu
  • Xác định rõ các món chủ đạo, mang dấu ấn đặc trưng của nhà hàng
  • Xây dựng định mức nguyên vật liệu và định lượng món ăn rõ ràng để đảm bảo yếu tố cân bằng giữa giá bán và chi phí nguyên vật liệu
  • Mỗi khách hàng có một khẩu vị khác nhau, do đó hãy đa dạng hóa món ăn để tạo cho khách hàng nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên khi đa dạng món cũng cần có sự cân bằng hợp lý, đừng đưa vào menu quá nhiều món trong khi bạn không thể đảm bảo rằng sẽ phục vụ được đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng
  • Chú trọng đến thiết kế menu, làm nổi bật được những món ăn đặc sắc hoặc những món ăn bạn đang muốn đẩy mạnh, có khả năng mang lại doanh thu và lợi nhuận tốt.

5. Lập kế hoạch mua hàng

a. Mua sắm trang thiết bị

Mua sắm trang thiết bị là bước quan trọng để chuẩn bị kinh doanh nhà hàng. Từng khu vực trong nhà hàng như khu vực phục vụ khách, khu vực thu ngân, khu vực bếp,… đều cần được trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc vận hành và kinh doanh.

Bạn nên lập một danh sách các trang thiết bị cần thiết cho nhà hàng của mình, sau đó liên hệ các nhà cung cấp uy tín để mua hàng. Đầu tư các trang thiết bị tốt, đảm bảo chất lượng ngay từ đầu sẽ giúp bạn không phải tốn thêm nhiều chi phí sửa chữa, thay thế sau này.

Trang thiết bị khu vực bếp nhà hàng

Một số trang thiết bị cơ bản trong nhà hàng bạn có thể tham khảo:

  • Trang thiết bị phục vụ cho việc chế biến như bếp, lò nướng, máy chế biến, các dụng cụ như nồi, chảo, dao, thớt, kệ đựng gia vị,…
  • Trang thiết bị, dụng cụ pha chế tại khu vực quầy bar như máy pha chế, dụng cụ định lượng, các loại ly,…
  • Trang thiết bị phục vụ cho việc bảo quản thực phẩm như tủ lạnh, quầy kệ đựng thực phẩm,…
  • Trang thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy tính tiền, máy POS (POS PC, POS Android, POS mini cầm tay,…), máy in hóa đơn, két đựng tiền.

6. Điều hành và đội ngũ nhân viên

Cách ứng xử trong nhà hàng từ lúc đón khách cho đến khi khách dùng bữa xong và rời khỏi nhà hàng nên được xây dựng ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh. Quy định thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên nhằm mang đến sự hài lòng cho khách hàng.

Tiếp nhận order ra sao?

Chuyển thông tin order đến các bộ phận liên quan như bếp, thu ngân bằng cách nào?

Điều phối chế biến trong khu vực bếp như thế nào để đảm bảo lên món nhanh và đúng cho khách?

Quy trình kiểm đồ, chốt đơn, thanh toán làm sao cho thuận tiện?

Tiếp nhận và xử lý phản hồi của khách hàng như thế nào?

Toàn bộ các khâu đều cần được xây dựng rõ ràng, đảm bảo khách hàng không phải chờ đợi lâu, hạn chế những trường hợp nhầm món, thiếu món, tính sai tiền cho khách.

Đừng để tình trạng complain từ khách hàng về thức ăn / dịch vụ quá kém và kết quả là bị đánh giá ảnh hưởng đến hình ảnh chất lượng của nhà hàng.

7. Phân tích thị trường

Điểm mạnh: Tạo điểm nổi bật cho nhà hàng của bạn ?

Điểm yếu: Bạn bị mất lợi thế ở đâu?

Thách thức: Đối thủ của bạn là ai? Họ đang kinh doanh nhà hàng như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì? Đó là những câu hỏi mà bạn cần phải trả lời khi tìm hiểu về đối thủ.

Nếu bạn đang hướng đến việc kinh doanh nhà hàng Buffet cao cấp, chắc chắn bạn không thể bỏ qua việc tìm hiểu các đối thủ như Marriott, D’Maris,… Nếu bạn muốn “lấn sân” vào phân khúc lẩu nướng Hàn Quốc, bạn sẽ cần tìm hiểu các đối thủ như King BBQ, GoGi House, Seoul BBQ… Hoặc nếu muốn mở nhà hàng lẩu giá rẻ dành cho phân khúc học sinh, sinh viên, chắc chắn đối thủ là phần quan trọng không thể bỏ qua. 

Nhu cầu khách hàng:

Trong phần này, bạn sẽ phân tích được lợi thế và điểm yếu của nhà hàng và cần đưa ra hướng giải quyết vấn đề trước khi nó đi vào hoạt động - đặc biệt là khi liên quan đến các khoản đầu tư rủi ro cao của nhà hàng.  Do đó việc tìm hiểu khách hàng của bạn là ai, nhu cầu của họ là gì, thói quen, sở thích của họ như thế nào, những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn nhà hàng của họ,… sẽ giúp bạn điều chỉnh kế hoạch kinh doanh hướng đến đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

8.  Kế hoạch tiếp thị

Các yếu tố của một kế hoạch tiếp thị thành công cho một nhà hàng bao gồm:

  • Địa điểm vị trí nhà hàng tiện lợi cho khách ghé thăm dễ dàng. Khách tiềm năng thường sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm nhà hàng. Trên thực tế, “nhà hàng gần tôi” là một thuật ngữ cực kỳ phổ biến. Trang web của bạn là thẻ gọi cho những vị khách đó. Trang web của bạn phải dễ sử dụng và đưa các thông tin cần thiết lên trước: địa chỉ và menu.
  • Phương tiện truyền thông xã hội. Nhà hàng là một trong những loại hình kinh doanh dễ tiếp thị trên mạng xã hội - nội dung luôn phong phú, nhiều màu sắc và hấp dẫn! Các tín đồ ẩm thực có thể thu hút được tìm thấy trên khắp các phương tiện truyền thông xã hội như chia sẻ trên facebook, google, website, Zalo OA và các nền tảng này được xây dựng một cách tự nhiên cho hình ảnh và video mà các nhà hàng tạo ra.
  • Quảng cáo tốn phí bằng chiến lược quảng bá hình ảnh, phát tờ rơi, dán decal hình ảnh quảng cáo xe taxi, xe bus hoặc chạy quảng cáo fb gần khu vực nhà hàng.
  • Quan hệ công chúng. Không thực tế nếu chỉ mong đợi rằng nhà hàng của bạn sẽ thu hút sự chú ý khi quảng cáo bằng các hình thức trên mà không dùng đến những mối quan hệ của bạn bè người thân hay những đối tác làm ăn.

9. Kế hoạch tài chính

  • Cơ cấu nguồn vốn: Bao nhiêu % là vốn chủ sở hữu? Bao nhiêu % là vốn vay? Lãi suất vay là bao nhiêu? Có vốn góp từ các nguồn khác không và tỷ lệ như thế nào?
  • Bao gồm mọi thứ và cần thiết để đưa bạn đến ngày khai trương: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, bảo hiểm, chi phí thuê mặt bằng, chi phí làm thủ tục pháp lý, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí marketing, các chi phí tiện ích như điện, nước,….
  • Và đừng quên vốn lưu động - Bạn nên giả định rằng bạn sẽ không hoàn toàn hòa vốn cho đến một năm nữa và có đủ vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh của mình khi bạn làm việc hướng tới lợi nhuận. Trên tổng chi phí khởi động, hãy dự phòng ít nhất 10% cho các trường hợp dự phòng hoặc vượt chi phí không mong muốn.
  • Chi tiết doanh thu dự kiến, điểm hòa vốn, thời gian có thể chịu lỗ
  • Lãi và lỗ. Kết hợp dự đoán doanh thu với chi phí của bạn để cho thấy tiềm năng sinh lời của bạn trong 3-5 năm tới. Nó có thể ví dụ về kế hoạch tài chính như sau:

Tổng vốn: 6 tỉ

Chi phí xây dựng: 3 tỉ 5

Dự phòng: 1 tỉ

Hàng tồn kho ban đầu: 500 tr

Tiếp thị: 100 triệu

Vốn lưu động: 1 tỉ

10.Những giấy phép cần chuẩn bị khi kinh doanh nhà hàng:

Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép kinh doanh

Một trong những vấn đề cần lưu ý khi bắt đầu kinh doanh nhà hàng chính là xin các loại giấy phép kinh doanh để đảm bảo tính pháp lý, tránh những rắc rối sau này.

Các loại giấy phép cần có khi kinh doanh nhà hàng gồm có: 

  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống
  • Giấy phép chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu nếu có bán rượu trong nhà hàng
  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá nếu có bán thuốc lá trong nhà hàng
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC nếu thuộc các trường hợp tại Phụ lục 2, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy

11. Kết luận:

Tại sao tôi cần có kế hoạch kinh doanh nhà hàng?

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh đưa ra cấu trúc xung quanh ý tưởng của bạn và làm cho nó dễ tiếp thị hơn. Vì nhà hàng không đơn giản hoặc xây dựng lên với chi phí rẻ để bắt đầu, có khả năng bạn sẽ cần các nhà đầu tư. Cấu trúc kế hoạch kinh doanh và khả năng đàm phán sẽ trở nên hữu ích khi bạn đưa ra một cách thuyết phục với các nhà đầu tư tiềm năng (chẳng hạn như gia đình, bạn bè và chủ muốn đầu tư). Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn tài chính từ các Ngân hàng, thì bạn sẽ được yêu cầu phải có một kế hoạch đi vào chi tiết rất rõ ràng về tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp của bạn, đặc biệt là tài chính.

Tại sao nên chọn Công Ty CP Tư Vấn Đầu Tư & Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương ?

  • Là Đơn vị chuyên cung cấp các dự án đầu tư và thiết kế xây dựng trên Toàn Quốc.
  • Tư vấn nhiệt tình, giá thành thấp, mang tính cạnh tranh cao.
  • Chất lượng dịch vụ được khách hàng tin tưởng và ưu tiên đặt khách hàng lên hàng đầu.
  • Quy trình làm việc đảm bảo tiến độ nhanh chóng, hiệu quả cao nhất:
  • Lắng nghe nhu cầu, yêu cầu của khách hàng.
  • Triển khai thực hiện ngay khi khách hàng duyệt kí kết hợp đồng.
  • Đúng thời gian hoàn thành quy định dự án theo yêu cầu của khách hàng

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE