CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TẠI TRẠI GIAM Z30A

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại của “Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Trại giam Z30A” tại trại giam Z30A Đồng Nai là các loại chất thải từ các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, các nhà máy/cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận.

Ngày đăng: 02-12-2021

754 lượt xem

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI CÔNG NGHIỆP NGUY HẠI TẠI TRẠI GIAM Z30A

1. Nguyên liệu, sản phẩm

1.1. Nguyên liệu

Nguồn phát sinh chất thải nguy hại của “Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Trại giam Z30A” tại Đồng Nai là các loại chất thải từ các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, các nhà máy/cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai và các tỉnh lân cận. Những loại chất thải công nghiệp nguy hại này bao gồm chất rắn sinh hoạt và hầu hết các chất thải công nghiệp đã được quy định trong danh mục tại quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT. Riêng đối với chất thải có chứa thành phần gốc Halogen cao, gốc halogen liên kết với mạch vòng (hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất tồn lưu,…) và dầu có chứa hợp chất PCB sẽ không tiếp nhận xử lý.

1.2. Sản phẩm

Sản phẩm của “Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại” tại trại giam Z30A Xuân Lộc - Đồng Nai bao gồm:

+ Các sản phẩm tái chế;

+ Các sản phẩm ổn định hóa rắn;

+ Phân bón thành phẩm;

+ Dầu nhớt thành phẩm;

+ Chất lỏng thải đạt tiêu chuẩn xả vào môi trường bên ngoài;

+ Khí thải đạt tiêu chuẩn đưa vào môi trường.

2. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

2.1. Lựa chọn công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt

Nhược điểm của các phương pháp xử lý rác sinh hoạt hiện nay:

+ Phương pháp chôn lấp:

            . Tốn quỹ đất và chi phí vận chuyển

            . Phát tán ô nhiễm: khí thải, nước rĩ và mầm bệnh

            . Khó quy hoạch địa điểm, phải đặt xa khu dân cư

+ Phương pháp xử lý thành phân compost

            . Tỉ lệ thu hồi thấp 20-30%

            . Tỉ lệ chôn lấp cao

            . Sản phẩm khó tiêu thụ

            . Chi  phí đầu tư và vận hành rất cao

Với những nhược điểm từ các phương pháp xử lý rác trên, Công ty TNHH MTV Cơ Bản đã nghiên cứu và đi đến quyết định sử công nghệ MBT-CD.08 của Công ty TNHH Thủy Lực-Máy (Số 187 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) để xử lý và tái chế rác sinh hoạt. Công ty này được công nhận là Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ theo Giấy chứng nhận số 08/DNKHCN cấp ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội. Danh mục sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết quả Khoa học và Công nghệ là Hệ thống xử lý và tái chế rác thải đô thị từ Bằng độc quyền sáng chế số 7338 và 9680 và Các hợp đồng chuyển giao công nghệ xử lý, tái chế chất thải đô thị từ bằng độc quyền sáng chế số 7338 và 9680. Riêng công nghệ xử lý chất thải rắn thành nhiên liệu MBT-CD.08 được Bộ xây dựng cấp giấy chứng nhận công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp theo quyết định số 925/QĐ-BXD ngày 18/7/2008

2.2. Công nghệ xử lý chất thải rắn MBT-CD.08

 Tính năng của công nghệ quản lý rác thải nguy hại:

            - Một quy trình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có đặc điểm riêng, vận dụng kết hợp các phương pháp cơ học và sinh học (MBT) trong xử lý rác thải sinh hoạt chưa qua phân loại tại nguồn của Việt Nam:

            . Phương pháp cơ học (M: mechanical) trong các thiết bị giảm kích cỡ, tách lọc đơn giản các dòng vật chất từ hỗn hợp rác thải tận thu tài nguyên. Cơ học áp lực cao để đóng rắn tạo các loại viên nhiên liệu tái tạo dùng làm chất đốt (CD. 08) trong công nghiệp.

            . Phương pháp sinh học (B: Biological) trong việc xử lý các chất thải hữu cơ dễ phân hủy thành nguyên liệu ổn định để sản xuất viên nhiên liệu công nghiệp.

            . Ứng dụng các phương pháp cơ sinh học xử lý (T: Treatment) hầu hết các thành phần có trong rác thải, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp tại nơi xử lý.

            - Tạo ra các sản phẩm từ công nghệ là Chất Đốt (CD.08) có  thị trường rộng.

            - Có thể áp dụng cho các quy mô xử lý với năng suất từ nhỏ đến lớn, phù hợp với các loại rác thải huyện thị, khu đô thị mới đến tỉnh và các thành phố trên cả nước.

            - Diện tích xây dựng nhà máy xử lý rác thải ít, có thể lắp đặt trong các khu công nghiệp và khu dân cư với khoảng cách ly không xa, giảm chi phí vận chuyển rác thải và sản phẩm nhiên liệu từ công nghệ nhiệt hóa hơi.

 Nguyên lý công nghệ quản lý chất thải

1- Công đoạn tiếp cận rác

- Rác thải thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý rác thải nguy hại được tiếp nhận tại nhà tập kết. Có sàn chứa rác nghiêng 15 độ để nước rác chảy xuống bể xử lý nước.

- Nhà tập kết kín có hệ thống ống hút thu khí thải và quạt hút lớn (2000m3/h) không phát tán mùi ra ngoài. Khí thải hút ra được sục qua bể xử lý khí hóa học, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải MTVN.

- Hệ thống phun chế phẩm EM khử mùi

- Thiết bị nâng hạ(cầu trục hoặc xe súc ngoạm nạp nhiên liệu) làm nhiệm vụ đảo (hoặc vận chuyển) rác khi tập kết

2- Công đoạn định lượng, tách lọc sơ cấp

- Thiết bị cuốn ép, vận chuyển tiếp nhận rác thải từ máy ngoạm lên máy BT1500. Tại đây rác thải sinh hoạt được dồn ép để trong phễu chứa lớn, lực cơ học tác động qua các dao móc để xé bao sơ bộ, được nhả xuống băng vận chuyển theo định lượng dự kiến, phù hợp. Đến tổ hợp phân loại thủ công rồi được chuyển sang cắt nhỏ và đồng đều kích thước rồi quay lại khu nạp liệu để tiếp tục hòa trộn và quay lại dây chuyền.

- Các vật chất có kích thước nhỏ hơn các khe đĩa quay sẽ rơi xuống sang rung 2 tầng được bố trí phía dưới, tại đây hỗn hợp rác được tách tuyển thoe kích thước lỗ sàng đã định sẵn để phân ra 3 dòng hỗn hợp.

3- Công đoạn máy cắt xé và tuyển từ trung cấp

- Rác thải sinh hoạt chất thải công nghiệp nguy hại có kích thước to và các bao, bọc, gói trên sàng đĩa được chuyển qua máy cắt xé để cắt xé và làm bung rơi bao bọc (nhỏ) bằng các dao móc động và tĩnh có chiều quay vô cấp và tốc độ các trục dao quay không đồng tốc. Hỗn hợp chất thải được chèn ép, làm dập nát và cắt đứt tương đối đồng đều kích thước thoát xuống phía dưới đáy máy trộn rác nhỏ xuống dưới sàng rung và đi qua thiết bị tuyển từ để loại bỏ kim loại còn sót đến công đoạn tách lọc thứ cấp.

4- Công đoạn tách lọc thứ cấp

- Rác hỗn hợp sau khi qua các thiết bị cắt xé sơ-trung cấp-hòa trộn với nhau để chuyền đến - đi qua thiết bị SL500 để phân loại theo kích thước to/nhỏ theo mong muốn.

- Hỗn hợp vật chất (trên sàn rung) đã được cắt xé từ máy theo băng tải vận chuyển lên rơi vào sàng lồng. Tại đây hỗn hợp rác được tách tuyển theo kích thước lỗ sàng để phân ra 2 dòng hỗn hợp.

5- Công đoạn cắt xé đa tầng và tận thu nylon

- Hỗn hợp vật chất kích thước to 10-70mm trên sàng lồng. Các vật chất dạng phế thải dẻo xẽ được tách riêng bằng dòng khí xoáy phân loại trọng lượng của hai tầng cắt xé, các vật chất có trọng lượng riêng cao hơn nylon sẽ rơi xuống máng có vít tải vận chuyển ngược lại buồng cắt xé thứ cấp và thoát ra theo ở đáy máy cắt xé.

6- Công đoạn nghiền cuối nguồn

- Rác thải hỗn hợp kích thước vừa ( chủ yếu là hữu cơ, giẻ da cao su, giấy, gỗ, xơ sợi, chất trơ và xelluyo…) được nghiền nhỏ hòa trộn theo kích thước mong muốn, các vật chất này sau khi ngiền nhỏ sẽ theo băng tải vận chuyển lên tháp ủ để xử lý sinh học.

7- Công đoạn ủ hoai trong tháp ủ sinh học

- Hỗn hợp chất thải sau khi cân bằng các thông số kỹ thuật và phối trộn vi sinh vật (hiếu khí) được vận chuyển lên tổ hợp ủ

- Hỗn hợp chất thải khi qua xử lý sinh học sẽ tạo ra polymer kết dính từ vật chất hữu cơ và cũng tạo ra bề mặt bám dính của các vật chất trơ được chuyển qua khu tái chế phân sinh học.

8- Công đoạn nghiền và phối trộn phụ gia (sản xuất viên nhiên liệu)

- Hỗn hợp được băng chuyền vận chuyển đi qua máy nghiền mịn và phối trộn phụ gia, hỗn hợp sau khi được phối trộn đủ các thành phần theo mong muốn sẽ tạo ra nguyên liệu để tái chế và định hình áp lực thành viên nhiên liệu.

9- Công đoạn ủ tự nhiên để ổn định nguyên liệu

- Nguyên liệu sau nghiền có kích thước nhỏ đến mong muốn phải được qua công doạn ủ tự nhiên khoảng 15-20h

10- Công đoạn đóng rắn và định hình áp lực thành viên nhiên liệu

- Hỗn hợp nguyên liệu đã nghiền nhỏ kích thước và ổn định các yếu tố cần thiết được chuyển đến máy đóng rắn áp lực để ép định hình thành các sản phẩm viên nhiên liệu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

11- Công đoạn nghiền và phối trộn phụ gia (sản xuất gạch không nung)

- Hỗn hợp vô cơ được băng chuyền vận chuyển vào máy nghiền thành kích thước nhỏ đến mong muốn

- Hỗn hợp vô cơ nhỏ sau nghiền được đưa vào máy trộn, sau khi đã đủ các thành phần theo mong muốn sẽ tạo ra nguyên liệu để tái chế và định hình áp lực thành viên gạch xỉ không nung.

2.3. Về thiết bị phục vụ công nghệ xử lý rác MBT-CD.08

       1. Tự động hóa nạp liệu, ép khô rác (bằng thiết bị cuốn ép thủy lực) trước khi lên dây chuyền tách lọc phân loại rác hỗn hợp.

       2. Tự động hóa cắt xé bao bọc và định lượng rác lên dây chuyền xử lý (không bị tắc nghẽn máy hoặc hỏng máy, phân bố rác đều theo công xuất xử lý)

       3. Tự động tách lọc đất cát đá, tro xỉ gạch (không làm mòn hỏng thiết bị)

       4. Tự động cắt nhỏ kích thước bằng thiết bị thủy lực vô cấp

       5. Tự động tách triệt để kim loại, pin bằng hệ thống nhiều bàn từ di động (không làm hỏng các thiết bị phía sau)

       6. Tự động tách triệt để nylon bằng thiết bị đa tầng (không có túi nhựa hoặc nylon các loại  trong thành phần viên nhiên liệu)

       7. Tự động xé nhỏ giẻ vải xà bần thành xơ sợi (không còn xà bần)

       8. Xử lý sinh học bằng hệ thống tháp ủ tự động (không có nước rỉ rác, không có mùi hôi và côn trùng ruồi nhặng)

       9. Điều khiển, quan sát dây chuyền từ trung tâm bằng các camera (không có sự cố bất thường gây hỏng thiết bị)

       10. Có hệ thống hút khí xuyên suốt tất cả các thiết bị trên dây chuyền và lọc khí thải bằng hóa học (không phát tán mùi rác trên dây chuyền)

       11. Đóng rắn viên nhiên liệu bằng thiết bị ép viên tự động (đảm bảo năng xuất tái chế hết rác/ngày)

Hình: Máy ép viên nhiên liệu

       12. Đóng rắn các viên gạch xỉ bằng thiết bị tự động. (đảm bảo năng xuất tái chế hết rác/ngày)

Tất cả các cụm thiết bị trên được kết nối liên hoàn thành dây chuyền xử lý và tái chế rác.

3. Công nghệ xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

Hình: Quy trình xử lý chất thải công nghiệp nguy hại

3.1. Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải nguy hại

Chất thải công nghiệp đặc biệt là các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất hoạt động bề mặt, bao bì chứa hóa chất, các loại dung môi hữu cơ… và rác y tế nguy hại với số lượng lớn và độc tính cao đã và đang tác động tiêu cực một cách trầm trọng và toàn diện đến sức khỏe con người và môi trường sống.

Hiện nay trên Thế giới và ở Việt Nam có nhiều phương pháp để xử lý chất thải rắn. Trong đó, chôn lấp hay chế biến phân compost lại không áp dụng được với các loại rác nguy hại, mà cần phải áp dụng phương pháp nhiệt phân trong các lò đốt rác tiêu chuẩn. Phương pháp xử lý chất thải này có nhiều ưu điểm như: xử lý nhanh chóng và triệt để; xử lý hầu hết các loại chất thải nguy hại; chiếm ít diện tích mặt bằng để xử lý; có thể tận dụng nhiệt dư cho các mục đích khác (phát điện, cung cấp nước nóng, nhiệt cho quá trình sấy)… Do đó, trên Thế giới phương pháp xử lý rác bằng công nghệ thiêu đốt chiếm ưu thế: tại Nhật Bản hàng năm phát sinh hơn 400 triệu tấn rác thải công nghiệp, nhiều gấp 8 đến 10 lần so với rác sinh hoạt (MSW), để xử lý Nhật Bản có khoảng 3.000 lò đốt rác; ở CHLB Đức trên 60% chất thải nguy hại được xử lý bằng thiêu đốt; hầu hết chất thải nguy hại ở Đan Mạch đều được thiêu đốt; ở Mỹ lượng chất thải được thiêu đốt tuy chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng chất thải rắn nhưng đã đạt con số 4.000.000 tấn/năm.

Xuất phát từ yêu cầu cấp bách bảo vệ môi trường trong việc xử lý rác thải nguy hại, Nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Trại giam Z30A sẽ áp dụng lò đốt rác công nghiệp nguy hại FSI-500 thế hệ mới của Công ty cổ phần FBE Vietnam tiền thân là công nghệ của Đức.

 

Xem thêm NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI ĐÔNG HÀ – QUẢNG TRỊ

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Chi nhánh: 109 Chung cư B1, số 2 Trường Sa, P.17, Q. Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782