Xin thực hiện Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”

Phát triển dự án “xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành “nông nghiệp” phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Ngày đăng: 15-02-2022

625 lượt xem

Xin thực hiện Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”

1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ

Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, nông nghiệp hàng hoá ở Lạng Sơn phát triển và đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và hiệu quả; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp dịch vụ, ngành nghề, các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục đổi mới. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường; bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất tinh thần ở hầu hết các thôn bản ngày càng được cải thiện, hệ thống chính trị được củng cố và tăng cường. Dân chủ cơ sở được phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên, thành tựu trên chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và chưa đồng đều giữa các vùng, thôn bản. Nông nghiệp công nghệ cao phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp; việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực và nhất là nguồn nhân lực có trình độ cho cấp xã phường thôn bản còn nhiều hạn chế. Việc đổi mới cách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng suất, chất lượng giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp, các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá…

Đời sống vật chất, tinh thần của người dân đặc biệt là người dân tộc vùng sâu, vùng xa còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo cao; chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn thành thị giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém và hạn chế nêu trên.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án “xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” tại xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành nông nghiệp của tỉnh Lạng Sơn.

 

Dự án “Xây dựng trang trại nông nghiệp công nghệ cao”

 

2. MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN

2.1 Mục tiêu chung

Phát triển dự án “xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng, có năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm ngành “nông nghiệp” phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu thị trường góp phần tăng hiệu quả kinh tế địa phương cũng như của cả nước.  

Khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng về: đất đai, lao động và sinh thái của khu vực tỉnh Lạng Sơn.

Dự án khi đi vào hoạt động sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập nền kinh tế của địa phương, của tỉnh Lạng Sơn.

Hơn nữa, dự án đi vào hoạt động tạo việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và lành mạnh hoá môi trường xã hội tại vùng thực hiện dự án.

2.2 Mục tiêu cụ thể

Phát triển theo mô hình “xây dựng trang trại phát triển giống cây trồng phục vụ nông nghiệp” đem lại sản phẩm chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế cao.

Dự án sản xuất với quy mô, công suất như sau:

Vườn ươm: 481.800 cây/năm

Mô hình dự án hàng năm cung cấp ra cho thị trường sản phẩm đạt tiêu chuẩn và chất lượng khác biệt ra thị trường.

Giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người dân địa phương, nâng cao cuộc sống cho người dân.

Góp phần phát triển kinh tế xã hội của người dân trên địa bàn và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

3. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG DỰ ÁN

3.1 Kỹ thuật trồng Thông ba lá

Tên khác: Ngo trắng

Tên khoa học: Pinus kesiya Royle ex Gordon

hoặc Pinus insularis Endl. hoặc Pinus khasya Royle ex Hook.f.

Họ thực vật: Thông (Pinaceae)

1. Đặc điểm hình thái

Cây gỗ cao 30-40 m, thân thẳng tròn, vỏ mầu nâu sẫm, nứt dọc sâu, sau bong mảnh không đều. Lá dạng kim dàI 15-20cm, mọc cụm 3 chiếc trong một bẹ, mầu xanh thẫm, mềm thường tập trung ở đầu cành; bẹ lá dài 1cm.

Nón đơn tính cùng gốc, nón đực dạng bông ngắn, nón cái hình trứng, lúc non mầu xanh bóng. Khi chín, nón dài 5-10cm mầu nâu đậm gồm nhiều vẩy hoá gỗ. Vẩy nón dày, cứng, rốn hơi lồi có hai đường gồ chéo nhau ở giữa, mái vẩy đôi khi có gai.

 

cây thông ba lá

Ra nón tháng 2-3, chín tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Khi chín hạt tách ra có cánh dài 1-2 cm.

Cây mọc tự nhiên ở trên các vùng núi cao nhiệt đới Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Việt Nam thành quần thụ thuần loại hoặc hỗn giao với các loài khác. Ở Việt Nam phân bố tập trung ở các tỉnh Lâm Đồng và Hoàng Su Phì (Hà Giang), Gia Lai, Kon Tum. Hiện nay đang được trồng rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên và một số huyện vùng cao biên giới Việt – Trung nơi có lượng mưa từ 1500-2000 mm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 150C, tháng nóng nhất 26-290C, thích hợp với đất chua hoặc hơi chua, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt. Có thể trồng Thông ba lá cả nơi đất nghèo dinh dưỡng, nhưng không sống được ở nơi đất kiềm hoặc mặn.

Là loài cây ưa sáng, trong vườn ươm cần có độ che thích hợp từ 25-35% ánh sáng, sau đó hoàn toàn ưa sáng. Khả năng tái sinh bằng hạt mạnh.

2. Giống và tạo cây con

Cây mẹ lấy giống được tuyển chọn từ rừng giống, rừng giống chuyển hóa hoặc vườn giống có xuất xứ Lâm Đồng. Cây mẹ lấy giống có tuổi từ 20 tuổi trở lên đối với cây giống từ hạt, 7 tuổi trở lên đối với cây giống ghép. Phải sử dụng giống có nguồn gốc, hồ sơ lý lịch rõ ràng, có phiếu kiểm nghiệm chất lượng giống.

Thời gian thu hái quả từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang vàng mơ hay cánh gián. Dùng cù lèo trèo lên cây móc gật quả chín, tuyệt đối không được bẻ và chặt cành.

Quả thu về được ủ đống 2-3 ngày cho quả chín đều. Đống ủ không cao quá 50cm, phải thông gió và được đảo hàng ngày. Quả chín được phơi trên nong dưới nắng nhẹ 3-5 nắng để tách hạt Thu hạt hàng ngày, hong khô hạt nơi râm mát 2-3 ngày và vò sàng sảy hết tạp vật.

Hạt phải đảm bảo các thông số theo tiêu chuẩn ngành 04-TCN-41-2001 và tỷ lệ 14-17g/1000 hạt hoặc 60000-70000 hạt/kg.

Hạt sau khi thu hái và chế biến xong, tốt nhất là đem gieo ngay. Nếu cần bảo quản phải cất trữ hạt trong chum, vại hoặc thùng gỗ có chất hút ẩm và để nơi khô ráo thoáng mát. Độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 7-8%. Thời gian bảo quản tối đa là 2 năm. Nếu có điều kiện thì nên bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC.

Trước khi gieo hạt phải kiểm nghiệm tỷ lệ nảy mầm theo tiêu chuẩn ngành về hạt giống Thông ba lá (04-TCN-41-2001): Hạt đảm bảo có hàm lượng nước là 7 và với hạt loại 1 có tỷ lệ nảy mầm >80%, loại 2 là 75%, loại 3 là 65%.

Chọn và lập vườn ươm theo tiêu chuẩn 04-TCN-41-2001 và đảm bảo yêu cầu ở nơi có thực bì tế guột hoặc cây bụi có độ che phủ trên 50%; đất thịt có tỷ lệ sét thích hợp 25-35% và pHKCl = 4-4,5; cao ráo, thông thoáng, thoát nước và không có mực nước ngầm cao sát mặt đất; gần hiện trường trồng rừng, gần nguồn nước, có hàng rào bảo vệ.

Phát thực bì, gom đốt, cuốc lật sâu 30cm và nhặt sạch gốc cây, rễ cỏ. Nơi có độ dốc trên 5o phải tạo bậc thang. Phun Benlat 0,1% với liều 0,3 lít/m2 để phòng trừ bệnh lở cổ rễ và Booc đô 0,5% với liều lượng 1 lít phun trên 5-6m2 để phòng trừ bệnh rơm lá thông. Xung quanh vườn đào rãnh thoát nước 50x50cm để ngăn nước chảy tràn và xói lở. Gieo hạt vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau và đảm bảo gieo trước khi trồng 6-8 tháng.

Vỏ bầu bằng túi Polyetylen không đáy hoặc có đáy đục lỗ, kích thước 7x14cm hoặc 8x12cm.

Nơi có điều kiện thì lấy đất ở độ sâu 0-40cm tại rừng thông trên 10 tuổi để làm ruột bầu. Nơi xa rừng thông thì lấy 90% dất nơi có thực bì tế guột hoặc cây bụi có độ che phủ trên 50% và 8% đất rừng thông ở độ sâu 0-20cm. Đất được sàng kỹ qua lỗ sàng 1cm, loại bỏ hết đá lẫn, rễ cây, tạp chất và trộn đều với 2% supe lân (có 14-15% P2O5 tổng số), không dùng phân lân nung chảy có độ kiềm cao.

Ngâm hạt vào dung dịch thuốc tím 0,1% (1 gam /lít nước) trong 15 phút, vớt ra để ráo nước. Ngâm hạt vào nước ấm 2 sôi 3 lạnh (40-50oC) trong 24 giờ, vớt bỏ các hạt nổi và rửa chua. Hong hạt cho ráo nước bằng cách rải mỏng hạt trên nia và phơi dưới nắng nhẹ. Hạt sau khi hong ráo nước được cho vào túi vải (3kg hạt / túi) để nơi thoáng mát. Hàng ngày rửa chua 1 lần bằng nước ấm 30oC, hong hạt khô lại ủ tiếp. Ở những nơi nhiệt độ thấp, có thể dùng đèn điện để ủ hạt. Hạt sẽ nứt nanh (nhú mầm) sau 5-7 ngày, đem gieo vào bầu hoặc gieo trên luống.

Gieo hạt vào bầu:

Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi gieo hạt ít nhất 1 buổi, bổ sung đất vào các bầu bị vơi. Chọc 1 lỗ giữa mặt bầu sâu 0,6-0,8cm, cho 1-2 hạt đã nứt nanh xuống lỗ và lấp kín hạt. Tưới nước bằng vòi phun xương hoặc phủ lưới thưa trên mặt luống rồi dùng ô doa tưới nước. Dùng rơm rạ hoặc lá thông đã khử trùng bằng thuốc tím 0,1% che phủ mặt bầu, dày 1-2cm sau lúc gieo và dỡ bỏ khi hạt bắt đầu nhú khỏi mặt đất.

Gieo hạt trên luống:

Luống gieo rộng 1m, dài 5-10m, cao 10-15cm, rãnh luống rộng 50-60cm. Nền luống là lớp đất thịt tơi xốp đã qua sàng lỗ 1cm và trên mặt luống phủ một lớp cát nhỏ dày 5-8cm. Khi hạt nứt nanh trên 50% có thể gieo vãi đều hạt trên mặt luống gieo với lượng 1kg/ 3m2. Cách tưới và phủ đất trên hạt giống như đối với hạt gieo vào bầu. Trong vòng 5-7 ngày khi cây mầm đạt dạng que diêm thì đem cấy vào bầu.

Cấy cây mầm:

Tưới nước cho bầu đủ ẩm trước khi cấy ít nhất 1 buổi. Dùng que tre kích thước 5mm vót nhọn chọc giữa bầu một lỗ nhỏ sâu hơn rễ cây mầm. Đặt cây mầm sao cho cổ rễ dưới mặt bầu khoảng 3mm, dùng que tre ép chặt đất vào rễ cây mầm. Sau khi cấy phải tưới đủ ẩm và giữ ẩm thường xuyên. Dự trữ 10% hạt mầm hoặc cây mầm để cấy dặm. Ở nơi có khí hậu nóng có thể làm giàn che cao 1,8-2m có độ tàn che 0,5-0,7 trong 1 tháng đầu khi cấy hạt. sau 15-20 ngày kiểm kê cây mầm và cấy dặm bằng cây mầm dự trữ.

Chăm sóc cây con:

Tưới nước sạch vào sáng sớm 6-7 giờ hoặc chiều mát 17-18 giờ. Hai tháng đầu tưới 2 lần/ngày, tháng thứ 3 và 4 tưới 1 lần /ngày, từ tháng thứ 5 đến khi xuất vườn tưới 1 lần / 2 ngày. Không tưới quá nhiều gây úng. Làm cỏ phá váng 15-20 ngày 1 lần trong 2 tháng đầu, các tháng sau trung bình 1 lần / tháng. Sau khi cấy cây được 30 ngày thấy cây yếu cần bón phân Supe lân 0,5% luân phiên với phân DAP 0,2% hoặc NPK (5:10:3) nồng độ 0,5% với liều lượng 2,5 lít/m2. Mỗi tuần tưới phân 1 lần cho đến khi thấy cây phát triển bình thường. Ngay sau mỗi lần tưới phân phải rửa lá kỹ bằng nước lã.

Phòng bệnh:

Phải phun thuốc Basurin để phòng trừ kiến, dế phá hoại; phun Benlat 0,2-0,5%o với liều 0,3 lít/m2, phun 2 tuần / lần cho tháng đầu tiên để phòng bệnh lở cổ rễ. Phun Boocđô 0,5-1% với liều lượng 1 lít/4-6m2, phun 2 tuần /lần để phòng trừ bệnh rơm lá.

Trị sâu bệnh:

Nếu phát hiện có chuột, chim phá hoại cần đặt bẫy xua đuổi. Khi phát hiện bệnh lở cổ rễ phải ngừng tưới nước và phun Benlat 3 ngày / lần. Nếu thông bị rơm lá phải ngưng tưới nước và dùng Booc đô nồng độ 1%, liều lượng 1 lít / 4-6m2, phun 1 lần/tuần cho đến khi hết bệnh. Nếu phát hiện thông bị bệnh vàng còi không phát triển tốt cần xăm bầu, phá vàng tạo điều kiện thông thoáng cho bầu và thấm nước tốt, bổ sung mùn thông bằng cách rắc đều đất mùn lên mặt bầu và tưới nước giữ ẩm.

Khi cây 3-5 tháng tuổi, cao 15cm phải phân loại cây theo chiều cao và tình hình sinh trưởng để có biện pháp chăm sóc kỹ hơn cho những cây kém phát triển. Trước khi trồng 15-20 ngày cần đảo bầu để hãm cây và huấn luyện cây. Trước khi đảo bầu cần tưới đẫm nước. Nên đảo bầu vào ngày trời mát và chỉ được tưới nước sau khi đảo bầu 1 ngày. Cây có chiều cao trên 25cm cần đảo bầu nhiều lần và hạn chế tưới nước để hãm cây.

Tiêu chuẩn cây con đem trồng:

Cây ươm 6-8 tháng tuổi, cao 15-20cm, đường kính cổ rễ trên 3mm, sinh trưởng bình thường, cây cứng khỏe, lá chuyển từ màu xanh lục sang màu xanh chuối non, không bị nấm bệnh, không bị cụt ngọn, không bị vỡ bầu.

3.2 Cây lát hoa

Kỹ thuật tạo bầu cho cây lát hoa.

Vỏ bầu cây lát hoa.

- Loại vỏ bầu PE mầu trắng đục hoặc đen, bảo đảm độ bền để khi đóng bầu hoặc quá trình chăm sóc cây lát hoa trong vườn cũng như khi vận chuyển cây không bị hư hỏng.

- Kích thước bầu: 8x12cm. Bầu không đáy và đục lỗ xung quanh. Không dùng bầu có đáy hoặc cắt góc đáy.

Thành phần hỗn hợp ruột bầu .

-         Phân chuồng ủ hoai: 10%.cho lát hoa

-         Supe lân Lâm thao:     2%.

-         Đất tầng A dưới tán rừng:       88%.

-         Đất có hàm lượng mùn từ 3% và độ pH: 5 – 6.

Yêu cầu phân chuồng cho lát hoa:

·         Phân phải qua ủ hoai

·         Phân khô.

Yêu cầu phân Lân cho lát hoa:

·         Phân Supe Lâm Thao

·         Hàm lượng P2O5 dễ tiêu đạt tỷ lệ 14%

Yêu cầu đất rừng tầng A:

    Có hàm lượng mùn 3%

    Độ pH(KCL): 5.0 – 6.0

    Thành phần cơ giới: thịt nhẹ, pha cát (sét vật lí 20-25%)

Trường hợp khan hiếm đất rừng có thể thay thế bằng đất dưới tán cây tế guột hoặc cây cỏ lào.

Tuyệt đối không được gieo “Chay”, không có phân chuồng hoặc dùng đất tầng B sau đó bón thúc phân vô cơ (đạm lá).

Kỹ thuật pha trộn đất ruột bầu cho lát hoa.

-         Đất tập kết tại vườn ươm, được đập nhỏ và sàng có đường kính mắt sàng 4mm, loại bỏ rễ cây, sỏi đá, đất sét, rồi vun thành đống cao 15 – 20cm.  Sau đó phun ẩm và dùng vải mưa, giấy bóng ủ 4 – 5 ngày ngoài nắng.

-         Phân chuồng qua ủ hoai  và phân Lân, nếu vón cục cũng phải đập nhỏ và sàng.

-         Các thành phần kể trên được định lượng (đong bằng thúng, sảo…) theo tỷ lệ đã quy định và trộn đều trước khi đóng bầu.

-         Để có độ kết dính khi đóng bầu, đất được tưới nước ẩm, nhưng tránh quá ướt kết vón.

Tạo luống, xếp bầu và kỹ thuật đảo bầu cho lát hoa.

-         Trang mặt luống cho phẳng, đất nhỏ mịn, sạch cỏ.

-         Luống để xếp bầu có quy cách: Chiều rộng 1m, chiều dài 10 – 20m và cao 15 – 20cm. Rãnh luống: 40 – 50cm.

-         Xếp bầu theo hàng, cứ 2 hàng để cách 1 hàng. Mật độ bầu trên luống khoảng 260 – 280 bầu/m2.

-         Từ tháng thứ 3 – 4 phải tiến hành thăm bầu. Mỗi khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc. Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ.

Xử lí hạt lát hoa giống.

-         Diệt khuẩn bằng cách ngâm hạt trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 0,1% (1gam thuốc tím pha cho 1 lít nước) thời gian ngâm: 30 phút.

-         Vớt ra tiếp tục ngâm trong nước ấm 30 – 35oC trong 5 – 6 giờ.

-         Hạt lát hoa được ủ trong túi vải bông để nơi khô ráo ấm áp, khoảng 2kg/túi và cất giữ nơi khô ráo.

-         Hàng ngày tiến hành ủ chua bằng nước lã sạch, ấm 30oC cho đến khi hạt nứt nanh  đem gieo (Tránh để nanh quá dài khi gieo có thể bị gẫy mầm).

Thời vụ gieo trồng

Trồng cây xanh cây Lát Hoa vào cuối vụ thu là đẹp nhất, khi này thời tiết khá ủng hộ không quá nắng to cũng không mưa nhiều, nên rất thích hợp để cây bén dễ và sinh trưởng. Khi bạn gieo hạt thì hãy vải đều trên luống 120 đến 150m2 mặt luống, rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên trên để che kín hạt. Sau khi cây nẩy mầm thành cây cao khoảng 7-10cm thì bạn nhổ cây đem đi trồng với cự lý 3x3m lên đất đã chuẩn bị trước đó. Lưu ý chỉ lựa chọn cây Lát Hoa khỏe mạnh.

Cự li mật độ trồng Cây Lát Hoa ban đầu

Trồng thuần hoặc hỗn giao với cây bản địa lá rộng: bà con cần giữ cự li 4×5 m và mật độ là 500 cây/ha.

Trồng có cây phù trợ 1:1 với cây Keo Lá Tràm bà con lưu ý cự li sẽ là: 3x2m và mật độ 1.660cây/ha. Trong đó có 800 Cây Lát Hoa và 800 cây Keo Lá Tràm. 1 hàng Keo xen 1 hàng Lát.

Trồng Cây Lát Hoa đúng kỹ thuật cần lưu ý

Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông Bắc. Bố trí trồng Cây Lát Hoa từ trên đỉnh xuống chân đồi. Khi trồng Lát Hoa nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh làm bầu bị hư hại.

Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín. Có thể dùng tay hoặc chân dẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh dẵm vào bầu làm vỡ bầu.

3.3 Cây sưa đỏ

Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây con đem trồng phải từ 6-12 tháng tuổi. Đường kính cổ rễ từ 4-5 mm, cao từ 25-50 cm là tốt nhất. Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh… Khi mua về chưa thể trồng ngay nên tưới ẩm bầu hàng ngày và để nơi có ánh sáng mặt trời.

Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Khu vực miền Bắc: Khoảng từ tháng 2 – tháng 4.

Khu vực Bắc Trung Bộ: Từ tháng 9 – tháng 11.

Khu vực Duyên hải Miền Trung: Từ tháng 11 – tháng 1.

Khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ: Từ tháng 6 – tháng 9.

– Cây cách cây 3m và hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.100 cây.

– Hoặc cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m, 1 ha trồng 1.660 cây. Trồng hàng rào hoặc trồng rải rác, trồng làm cảnh cây cách cây 1.5 – 2 mét.

Trồng xen với các loại cây khác: Trồng làm cây che mát

Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm sạch cỏ dại, trồng rải rác hay tập trung đều phải đào hố. Theo kinh nghiệm kích thước hố 50x50x50cm là phù hợp.

Phân Bón Lót:

Bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh là tốt nhất.

 

cây sưa đỏ

 

Kỹ Thuật Trồng Cây Sưa Đỏ:

Trước khi trồng cần phải bóc vỏ nilong đặt cây vào chính giữa hố đã được bón phân, sau đó vun đất đều xung quanh cây và trên mặt bầu, dùng 2 tay nén chặt bầu cây, tạo cho cây đứng thẳng không bị vở bầu. Nếu trời không mưa mỗi ngày tưới một gáo nước nhỏ cho bầu cây liên kết với đất bên ngoài, giúp rễ cây dể dàng bám vào đất bên ngoài nhận chất dinh dưỡng nuôi cây.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Sưa Đỏ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.cafe, trồng làm trụ tiêu, hoặc trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày…

- Tưới cây: khi mới trồng cây còn nhỏ lưu ý luôn giữ độ ẩm cho cây ( lưu ý độ ẩm cho cây 3-4 ngày tưới 1 lần)

- Cây đã bắn rễ sống đều, giảm dần nước tưới kết thúc cho cây bằng phân NPK và phân chuồng tăng cường chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

- Tỉa cành: Thời kỳ cây còn nhỏ thường mọc nhiều cành, nhánh cần tỉa bớt cành chỉ để một thân cây nhanh phát triển.

- Đặc biệt cây từ 1-2 năm tuổi, ngọn thường cong như cần câu, vì cành và ngọn phát triển mạnh nên việc tỉa cành là rất cần thiết, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng ( ngọn không bị cong ) Cây 1 tuổi chăm bón tốt có độ cao từ 3,5 – 4m.

- Khi cây phát triển từ 3-4 tuổi cây tự vươn lên thẳng đứng.

Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Sưa Đỏ:

Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Mỗi năm, người dân nên bón phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây. Những năm sau, cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây.

4. Kỹ thuật trồng cây Bạch đàn lai

a. Tiêu chuẩn chọn giống

Dựa vào chỉ tiêu kinh tế để chọn giống, nên khi trồng bạch đàn cần chú ý chọn loài và xuất xứ cho năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng và khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.

 

cây giống cho trang trại nông nghiệp công nghệ cao

 

b. Thời vụ và mật độ trồng

Thời vụ trồng thường vào đầu mùa mưa, từ giữa tháng 6 đến hết tháng 7. Mật độ trồng bạch đàn biến động từ 1.500-2.000 cây/ha.

c. Làm đất và đào hố trồng

Làm đất vào cuối mùa khô (khoảng tháng 5). Những nơi đất quá dốc không sử dụng máy thì phải xử lý đất bằng cách phát đốt. Những nơi đất bằng phẳng, dùng máy ủi, san lấp ụ mối, gốc cây, cỏ dại… gom vào một chỗ đốt, chú ý khi ủi tránh phá lớp đất mặt. Sau đó dùng dàn cày 3 chảo và 7 chảo cày 2 lần, độ sâu 20-30cm. Nếu trồng Bạch đàn ở các vùng miền Tây thì phải lên luống.

Kích thước:

- Lên luống bằng thủ công: tạo luống rộng 3m, cao 0,8m, kênh rộng 5m.

- Lên luống bằng máy (máy Challenger 2 “step”) tạo luống rộng 2,3m, cao 0,3m, kênh 2,3m.

- Hố đào kích thước 20x20x20cm.

d. Phân bón lót

Có bón lót hoặc không tùy từng điều kiện đầu tư và loại đất. Nếu có điều kiện nên bón lót ngay vào hốc cây trồng. Nếu trồng rừng sử dụng máy thì nên hàng cách hàng 3,5m, còn cây cách cây từ 2m trở lên.

e. Kỹ thuật trồng cây bạch đàn

Trước khi trồng nên tưới ẩm cây con, cắt bỏ bịch ni lông, tránh làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn mặt đất khoảng 2cm, nén đất xung quanh chặt vừa phải, giữ cho cây ngay ngắn.

f. Kỹ thuật chăm sóc cây bạch đàn

* Kỹ thuật chăm sóc định kỳ

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

* Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

Sau khi trồng 1 tháng kiểm tra thấy cây nào chết phải trồng dặm, sau 3 tháng kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống 90% là đạt yêu cầu.

* Kỹ thuật bón phân cho cây

Một năm có thể làm cỏ 2 lần kết hợp bón phân (phân chuồng hoai 2kg/hốc hoặc 100g NPK/gốc tùy từng điều kiện cụ thể). Việc sử dụng các biện pháp lâm sinh như làm đất toàn diện và bón phân, tốc độ sinh trưởng trung bình/năm về đường kính và chiều cao đều cao hơn hẳn các xuất xứ ở cùng độ tuổi không bón phân và làm đất toàn diện. Cây bạch đàn được trồng thành rừng, cho ta những lợi ích về kinh tế, cây bạch đàn trồng thành hàng ven đường cho ta những hàng cây cảnh tuyệt vời, bởi dáng cây suôn thẳng, màu sáng, không phân canh dưới thân của chúng, với những tán lá tỏa mùi thơm dễ chịu, cho con người những cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi đi dưới những hàng cây Bạch đàn và những khu rừng bạch đàn.

 

Xem thêm Dự án đầu tư xây dựng cô nhi viện cho trẻ mồ côi Vĩnh Ái

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: Số 28B Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, Q.1, TPHCM

Chi nhánh: 109 Chung cư B1, số 2 Trường Sa, P.17, Q. Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782