Thiết kế quy hoạch cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Thiết kế quy hoạch cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Ngày đăng: 15-10-2021

1,036 lượt xem

Thiết kế quy hoạch cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

MỤC LỤC

PHẦN I

MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐÁN

1. Sự cần thiết:

2. Mục tiêu của đán:

II. CƠ SỞ THIẾT KẾ QUY HOẠCH:

1. Các cơ sở pháp lý:

2. Các nguồn tài liệu, số liệu:

3. Cơ sở bản đồ:

PHẦN II

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG

I. VỊ TRÍ VÀĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

1. Vị trí, giới hạn khu đất:

2. Đặc điểm địa hình:

3. Đặc điểm khí hậu:

II. HIỆN TRẠNG :

1. Hiện trạng sử dụng đất:

2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

3. Hiện trạng giao thông:

4. Hiện trạng cấp nước:

5. Hiện trạng cấp điện:

6. Hiện trạng thoát nước và VSMT:

7. Hiện trạng mạng lưới thông tin:

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

PHẦN III

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

I. TẦM NHÌN

II. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐÁN

1. Các tính chất chính của khu vực nghiên cứu:

2. Quy mô:

3. Các chỉ tiêu quy hoạch cụm công nghiệp :

4. Những yêu cầu chung của quy hoạch

III. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT:

IV.    TỔ CHỨC KHÔNG GIAN QUY HOẠCH KIẾN TRÚC

1. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:

2. Quy định về kiến trúc  xây dựng:

PHẦN IV

GIẢI PHÁP HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

I. QUY HOẠCH GIAO THÔNG

1. Cơ sở thiết kế:

2. Quy hoạch mạng lưới đường:

3. Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng:

4. Các yếu tố kỹ thuật:

5. Kết cấu áo đường của các tuyến đường dự kiến như sau:

6. Kết cấu vỉa hè dự kiến như sau:

7. Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng:

II. QUY HOẠCH SAN NỀN

1. Cơ sở thiết kế:

2. Giải pháp san nền:

3. Khái toán kinh phíđầu tư xây dựng:

III. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA

1. Cơ sở thiết kế:

2. Giải pháp thiết kế:

3. Tính toán hệ thống thoát nước mưa:

4. Khái toán kinh phíđầu tư xây dựng:

IV. QUY HOẠCH HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

1. Cơ sở thiết kế:

2. Nguồn cấp nước:

3. Tiêu chuẩn dùng nước và nhu cầu dùng nước tính toán:

4. Giải pháp thiết kế:

5. Khái toán kinh phíđầu tư xây dựng:

V. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1. Cơ sở thiết kế:

2. Nguồn tiếp nhận và yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật:

3. Giải pháp thiết kế:

4. Tiêu chuẩn và khối lượng nước thải:

5. Vệ sinh môi trường:

6. Xử lý rác thải và vệ sinh môi trường:

7. Khái toán kinh phíđầu tư xây dựng:

VI. QUY HOẠCH CẤPĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ

1. Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn sử dụng:

2. Giải pháp thiết kế hệ thống cấp điện:

3. Giải pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng:

VII. GIẢI PHÁP THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

1. Cơ sở thiết kế:

2. Dự kiến nhu cầu:

3. Giải pháp thiết kế:

4. Kết cấu hệ thống thông tin liên lạc:

VIII. BỐ TRÍ CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM:

1. Quy định chung:

2. Bố trí công trình ngầm:

IX. TỔNG HỢP KHÁI TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Thiết kế quy hoạch cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

MỞ ĐẦU

 

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN

1. Sự cần thiết:

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội khu vực đồng bằng Nam Bộ và của cả nước. Khu vực này góp một phần khá lớn cho nền kinh tế quốc dân với những sản phẩm chiến lược như điện năng, dầu khí, hàng tiêu dùng, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiếp giáp với thành phố Biên Hoà và thành phố Hồ Chí Minh là những thành phố có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất trong khu vực các tỉnh phía Nam. Khu vực này thu hút một lượng vốn đầu tư rất lớn ở trong nước và ngoài nước về các mặt: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.

Với quan điểm phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên cơ sở phát huy triệt để các yếu tố nội lực gắn với việc tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài, chú trọng hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp, phát triển công nghiệp theo chiều sâu. Lãnh đạo và các cơ quan chức năng của tỉnh đã chỉ đạo và phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm  của Tỉnh. Hàng loạt các dự án xây dựng các khu vực, các điểm nhằm phát triển kinh tế đã được phê duyệt và được tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án.

Trong những năm gần đây tỉnh Bình Dương đã tiến hành phát triển các khu công nghiệp tập trung kết hợp với việc thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư. Đến nay trên toàn tỉnh có 16 khu công nghiệp đã được cấp phép hoạt động cụ thể : Sóng Thần 1 (180,3ha), Sóng Thần 2 (319ha), Bình Đường (17ha), Việt Hương (46ha), Đồng An (122,5ha), Việt Nam – Singapore (500ha), Tân Đông Hiệp A (47ha), Tân Đông Hiệp B (164ha), Mỹ Phước I (377ha), Bình An, Mai Trung (52ha), Dapark (khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A), Mỹ Phước II (472 ha), Nam Phú Giáo (330.5ha), Rạch Bắp (278.6ha), Thới Hoà (200 ha) với tổng đăng ký vốn đầu tư lên đến  hàng chục tỷ USD.  

Năm 2005, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 15%, trong đó tỷ trọng công nghiệp chiếm 63%, dịch vụ 27%, nông nghiệp 10%, vì vậy cơ cấu kinh tế của toàn Tỉnh chủ yếu là phát triển công nghiệp.

Nhìn chung, công nghiệp đã tạo được bước phát triển đột phá, liên tục duy trì và nâng cao được nhịp độ phát triển, có tốc độ tăng trưởng bình quân cao đạt kế hoạch đề ra và đã trở thành ngành kinh tế trọng yếu, động lực của Tỉnh; thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước; mở ra nhiều ngành sản phẩm mới, thu hút nhiều lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp chủ yếu cho tăng thu ngân sách.  

Các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, điện tử, may mặc, da giày, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp truyền thống như gốm sứ, vật liệu xây dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, sơn mài…có sự chuyển biến từng bước về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đứng vững và phát triển được trên thị trường trong và ngoài nước.

Bên cạnh việc phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện có như một trung tâm công nghiệp quan trọng của Tỉnh, Tỉnh đang tiếp tục cho phép đầu tư các cụm, khu công nghiệp mới và liên kết cùng với các khu công nghiệp hiện có thành mạng lưới phát triển công nghiệp của tỉnh.

Hiện nay, toàn Tỉnh có 465 cơ sở gốm sứ và 234 cơ sở gạch ngói thủ công tập trung chủ yếu ở thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An và thị trấn Tân Phước Khánh huyện Phú Giáo. Phần lớn các cơ sở này nằm trong các khu đông dân cư, sử dụng nhiên liệu củi gây ô nhiễm không khí nặng và vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCVN-5937-1995 và TCVN-5938-1995) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Đồng thời nghề thủ công gốm sứ, gạch ngói của tỉnh tồn tại đã lâu và phát triển tự phát nên không còn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và phát triển công nghiệp theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nên cần thiết phải điều chỉnh, sắp xếp lại.

Với chủ trương chuyển dời các cơ sở sản xuất vật liệu ra khỏi phạm vi thành phố, tập trung thành một khu sản xuất với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ vừa đảm bảo thuận lợi cho việc khai thác các nguồn vật liệu, tạo thương hiệu riêng trên thị trường UBND tỉnh đã ra quyết định số 115/2001/QĐ – CT ngày 25/07/2001 di dời các cơ sở sản xuất gốm sứ, gạch ngói ra khỏi khu vực dân cư và đô thị đến cụm công nghiệp gốm sứ tập trung được xây dựng tại xã Tam Lập – huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Đồng thời giao cho Công ty CP Hưng Hải Thịnh làm chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp gốm sứ Tam Lập.

Trong tương lai không xa thì Cụm công nghiệp Tam Lập sẽ là địa điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thực hiện chủ trương của Tỉnh, Cụm công nghiệp Tam Lập  là một cụm công nghiệp tập trung đa ngành nghề, với nhiều ngành công nghiệp ít gây ô nhiễm  môi trường như: ngành công nghiệp sản xuất gạch ngói không nung, chế biến nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng,... Vì vậy việc phát triển Cụm công nghiệp Tam Lập  ngay từ bây giờ là một bước chuẩn bị kỹ càng và tất yếu để đón các nhà đầu tư tiếp theo đầu tư vào tỉnh Bình Dương.

2. Mục tiêu của đồ án:Thiết kế quy hoạch cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

2.1.Mục tiêu chung:

Sau khi đầu tư hoàn thiện sẽ hình thành một cụm công nghiệp có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại đủ điều kiện để tiếp nhận các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa có công nghệ tiên tiến, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như gốm sứ, vật liệu xây dựng, ...

Hình thành một cụm công nghiệp có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại theo kịp trình độ khoa học kỹ thuật của khu vực và thế giới. Sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời góp phần chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiên tiến.

Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương và huyện Phú Giáo đã được phê duyệt.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đánh thức tiềm năng kinh tế và công nghiệp huyện Phú Giáo.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Tam Lập nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất 61,224 ha nằm trong quy hoạch được duyệt.

Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng cụm công nghiệp gồm: San nền, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát và xử lý chất thải, hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác cho nhà đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch không nung và các xí nghiệp trực thuộc sản xuất nguyên vật liệu, phụ liệu phụ trợ cho các nhà máy gạch không nung.

Quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp Tam Lập đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và hài hoà kiến trúc cảnh quan khu vực xung quanh. Cụm công nghiệp sau khi hình thành và đi vào hoạt động sẽ biến vùng đất nông nghiệp họat động sản xuất kém hiệu quả trở thành một cụm công nghiệp tập trung, gắn liền với sự phát triển các khu, cụm công nghiệp của toàn vùng nói chung và của tỉnh Bình Dương nói riêng.  

Đáp ứng nhu cầu phát triển thế mạnh CN, tạo công ăn việc làm đồng thời làm phong phú cảnh quan kiến trúc môi trường đô thị.

Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Dương của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Quản lý tình hình họat động của cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật, đảm bảo phát triển bền vững và đầu tư có hiệu quả.

II. CƠ SỞ THIẾT KẾ QUY HOẠCH:

1. Các cơ sở pháp lý:

Luật xây dựng số 16/2003/QH11, ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;

Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 16/09/2008 của Bộ Xây Dựng về việc lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch dự án đầu tư xây dựng công trình ;

Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính Phủ về QHXD;

Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính Phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế;

Thống tư số 19/2008/TT-BXD ngày 20/11/2008 của BXD về việc hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt QHXD và quản lý QHXD khu công nghiệp, khu kinh tế;

Thông tư số 39/2009/TT-BTC ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương về việc Quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý CCN ban hành kèm QĐ số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Quyết định 1701/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt QHCĐT Bình Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quy định về chính sách hổ trợ thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gốm sứ ra khỏi khu đông dân cư và đô thị của UBND tỉnh Bình Dương;

Quyết định số 182/2004/QĐ-CT ngày 27/12/2004 của UBND tỉnh Bình Dương về việc Ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ;

Thông tư số 08/TT-KHĐT ngày 29/7/1997 của Bộ công nghiệp về qui định danh mục ngành nghề công nghiệp khuyến khích đầu tư, hạn chế đầu tư hoặc cấm đầu tư vào các KCN, khu công nghệ cao.

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ Xây Dựng ban hành áp dụng năm 2008;

Hiện trạng khu vực xây dựng Dự án và các khu vực có liên quan;

Các tài liệu, số liệu điều tra và các văn bản có liên quan;

Dự án quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước sạch cho các cụm đô thị và các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2003 – 2010, 2010 – 2020;

Văn bản số 2812/UBND-KTN ngày 20/09/2013 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận chủ trương thành lập cụm công nghiệp tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo.

 

2. Các nguồn tài liệu, số liệu:

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng.

Số liệu của bản đồ hiện trạng và tình hình thực tế của khu vực quy hoạch, do các cơ quan chức năng cung cấp.

Căn cứ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành khác có liên quan.

3. Cơ sở bản đồ:

Căn cứ bản đồ địa hình, địa chính có xác định ranh đất tỷ lệ 1/2000.

 

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG

 

I. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

1. Vị trí, giới hạn khu đất:

Khu vực dự án nằm tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương thuộc tuyến đường tỉnh lộ DH501 Khu vực này có vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ. Khu vực liên hệ với các đầu mối giao thông và trung tâm kinh tế như sau :

Cách Cảng Sài Gòn : 43km;

Sông Đồng Nai : 4 km;

Cách thị trấn Phú Giáo : 06 km;

Cách thị trấn Tân Phước Khánh : 16 km;

Cách thị trấn Lái Thiêu : 30 km;

Cách thị xã Thủ Dầu Một : 21 km.

Ranh giới cụm công nghiệp Tam Lập quy mô 61,224 ha, được xác định như sau:

Phía Bắc giáp đường DH 501, phía bên kia đường là rừng cao su của Nông trường cao su Nhà Nai thuộc Công ty cao su Phước Hòa;

Phía Nam giáp rừng cao su thuộc đất của Cty TNHH Trung Hậu

Phía Đông giáp rừng cao su và đường đất đỏ Tam Lập đi Tân Lập.

Phía Tây giáp đường giao thông ĐH 502

2. Đặc điểm địa hình:

 

Đặc điểm địa hình cao, không bị ảnh hưởng bởi ngập lún, vì vậy cao độ xây dựng chủ yếu theo cao độ hiện trạng. Ưu điểm của khu vực là địa hình tương đối bằng phẳng nên chỉ cần san ủi sơ bộ về mặt bằng xây dựng và giải quyết thoát nước tốt.

Cao độ đất Cụm công nghiệp Tam Lập biến thiên từ 57,777m – 63,907m, trung bình từ 59 – 61 độ chênh cao khoảng trung bình 3m.

3. Đặc điểm khí hậu:

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đồi núi và cao nguyên, không có bão, thuận lợi cho cuộc sống của con người và hệ động thực vật. Trong năm có 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 11;

Mùa khô : từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ trung bình năm : 26,7oC.

Nhiệt độ tháng cao nhất : 28,7oC (tháng 4).

Nhiệt độ tháng thấp nhất : 25,5oC (tháng 12).

Độ ẩm không khí

Độ ẩm trung bình năm : 79-80 %;

Độ ẩm trung bình cao nhất năm : 90-92 %;

Độ ẩm trung bình thấp nhất năm : 72-76%.

Lượng mưa

Lượng mưa: Số ngày mưa trung bình hàng năm 113 ngày;

Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85-95% lượng mưa cả năm, tháng 9 có lượng mưa cao nhất (> 400mm);

Lượng mưa trung bình hàng năm : 1600-1700 mm;

Lượng mưa cao nhất : 2.680mm;

Lượng mưa TB thấp nhất : 1.136 mm .

Nắng

Vào các tháng 2, 3 và 4 có số giờ nắng lớn nhất trong ngày (khoảng 8-10 giờ/ngày), tháng 9 có số giờ nắng trong ngày thấp nhất (4-6 giờ/ngày);

Số giờ nắng trung bình trong năm : 2.500 - 2800 giờ.

Gió

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, áp thấp nhiệt đới. Mỗi năm có 2 mùa gió chính:

Về mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây - Tây Nam;

Về mùa khô gió chủ đạo theo hướng Đông- Đông Bắc;

Tốc độ gió trung bình : 0.7m/s, lớn nhất 12m/s.

 

II. HIỆN TRẠNG :

1. Hiện trạng sử dụng đất

Đất trước đây được UBND tỉnh Bình Dương cấp cho Công ty TNHH Trung Hậu thuê với mục đích sử dụng sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, Công ty Trung Hậu sử dụng đất để trồng hoa màu, chủ yếu là khoai mì và một số cây cao su, tràm bông vàng, cây ăn trái xen kẽ.

Trong khu vực chưa có công trình xây dựng kiên cố nào, chỉ có 3 căn nhà cấp IV , 2 căn nhà tạm của Công TNHH Trung Hậu để quản lý của các hộ dân thuê đất để canh tác  trong khu vực.

2.Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:

a. Hiện trạng nền xây dựng

Cao độ đất Cụm công nghiệp Tam Lập biến thiên từ 57,777m – 63,907m, trung bình từ 59 – 61 độ chênh cao khoảng trung bình 3m.

b. Hiện trạng thoát nước mưa

Khu vực này chủ yếu là đất nông nghiệp, toàn bộ khu vực nước mưa chảy tự nhiên xuống ruộng thấp đổ ra suối .

3.Hiện trạng giao thông:

 

Khu vực dự án nằm ngay tại UBND xã Tam Lập; khu đất nằm ngay mặt tiền của đường DH 501 rộng 7-16m; đường nhựa tương đối tốt; Từ đường DH 501 đi ra đường 19 tháng 5 khoảng 6-7km là tuyến đường tỉnh DT 741 nối liền các xã trong khu vực và là đường giao thông huyết mạch đi Thủ Dầu Một và Bình Phước.

Ngoài ra, trong khu vực còn có đường nhựa DH 502 rộng 5m, trải đất đỏ và một số đường cấp phối đất đỏ khác phục vụ cho người dân đi lại trong khu vực.

4. Hiện trạng cấp nước:

Hiện tại  trong khu vực chưa được cấp nước sạch theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh, nhân dân trong vùng chủ yếu dùng nước ngầm  khai thác tại chỗ.

5.Hiện trạng cấp điện:

Hiện tại dọc trục đường chính có lưới điện trung thế 22KV từ thị trấn đến có khả năng cấp điện cho khu vực dự án.

6.Hiện trạng thoát nước và VSMT:

Hiện nay trong khu vực dự kiến bố trí khu công nghiệp chưa có hệ thống thoát nước cũng như hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.

Đây là khu vực trồng Cao su nên tình trạng ô nhiễm chưa nghiêm trọng.

Phía Tây khu vực thiết kế có suối chảy qua là kênh thoát nước chính của khu vực.

7.Hiện trạng mạng lưới thông tin:

Chưa có mạng lưới thông tin liên lạc.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Những mặt thuận lợi

Dự án phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Thuận lợi về mặt giao thông do tiếp giáp đường DH 501 đi từ thị trấn đến xã Tam Lập.

Toàn bộ khu vực xây dựng là đường đất và đất nông nghiệp chủ yếu đất canh tác trồng cây nông nghiệp và Cao su hiệu quả khai thác còn hạn chế do đó rất thuận tiện cho việc di dời, giải tỏa và xây dựng khu công nghiệp; Phù hợp chủ trương của UBND tỉnh Bình Dương;

Khu đất có địa hình tương đối phẳng, dốc từ Đông sang Tây về phía suối, cao độ địa hình cao nên không bị ngập lũ và thuận lợi cho việc san lấp;

Địa chất nền đất xây dựng tốt nên thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công nghiệp.

Những mặt không thuận lợi

Phú Giáo  là địa bàn vùng sâu, vùng xa nên khó thu hút đầu tư.

Phải đầu tư toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng;

Chỉ bố trí được 1 cống thoát ra suối nên lưu lượng nước đổ dồn về 1 phía lớn làm tăng suất đầu tư thoát nước.

 

GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

I. TẦM NHÌN

Tổ chức không gian của Dự án Cụm công nghiệp Tam Lập khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, đất đai, cảnh quan thiên nhiên, hệ thống giao thông đường bộ, nối kết giữa trong và ngoài tỉnh.

Tạo ra môi trường lao động hoà hợp với cảnh quan tự nhiên, bảo vệ môi trường hài hòa với khu vực xung quanh, bảo vệ và tuân thủ các quy định của pháp luật;

Bố trí các công trình trong đồ án theo quy tắc bố cục chính – phụ; trước – sau; động – tỉnh, bố cục tầng cao để có được không gian hợp lý, bảo đảm yêu cầu về cách ly vệ sinh và phòng chống cháy nổ.

Tổ chức giao thông mạch lạc, hợp lý dễ dàng tiếp cận vào từng lô đất,  bố trí đường chữa cháy hợp lý theo tiêu chuẩn an toàn PCCC.

Bố trí hợp lý mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và cây xanh, đặc biệt là các điểm đấu nối kỹ thuật.

Sử dụng quỹ đất hợp lý, bảo đảm đúng quy chuẩn quy hoạch hiện hành; quy định của địa phương về quản lý xây dựng.

 

II. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA ĐỒ ÁN

 

1. Các tính chất chính của khu vực nghiên cứu:

Là cụm công nghiệp đa ngành nghề với các ngành công nghiệp ít gây ra ô nhiễm môi trường, chủ yếu là ngành gốm sứ, sản xuất vật liệu không nung.

2. Quy mô:

Quy mô nhà máy, xí nghiệp đa dạng, loại nhỏ và vừa, có diện tích xây dựng trung bình cho một nhà máy từ 1- 4ha tùy theo nhu cầu của nhà đầu tư.

3. Các chỉ tiêu quy hoạch cụm công nghiệp :

Chỉ tiêu đất xây dựng nhà máy, kho tàng bến bãi : ≥ 55% .

Chỉ tiêu đất giao thông + quảng trường : ≥ 8%.

Chỉ tiêu đất cây xanh : ≥ 10%.

Đất công trình đầu mối kỹ thuật : ≥ 1%.

Tiêu chuẩn cấp nước : 22 – 45 m3/ha.

Tiêu chuẩn thoát nước : 80% nước cấp.

Tiêu chuẩn cấp điện : 200-250 Kwh/ha.

4. Những yêu cầu chung của quy hoạch

Phải có các giải pháp cách ly cụm công nghiệp với khu dân cư kế cận.

Độ dốc tự nhiên của khu vực phần lớn theo hướng Đông Bắc ® Tây Nam, nên hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải sẽ có hướng thoát theo địa hình tự nhiên.

Hệ thống giao thông phải đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch chung cũng như khớp nối với các khu vực kế cận.

Cơ cấu sử dụng đất đảm bảo theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật dự kiến ở mục trên.

Đảm bảo khai thác thuận tiện các lô đất thích hợp cho các dự án.

Đảm bảo mối quan hệ thuận lợi giữa cụm công nghiệp với khu đô thị và các khu chức năng, các đô thị lân cận khác.

Về các đặc điểm hiện trạng khu đất:

Giữ nguyên điều kiện địa hình và các điều kiện tự nhiên khác, đây được xem là cơ sở cho công tác quy hoạch toàn khu cụm công nghiệp. Điều này sẽ giúp hình thành nét đặc trưng riêng cho khu vực và giảm thiểu khối lượng đào đắp, san lấp nền không cần thiết.

Ở bất kỳ nơi nào có thể, tiến hành cải thiện và phục hồi các khu vực trước đây được xây dựng phát triển thiếu hợp lý, gây tác động tiêu cực.

Củng cố và phát triển đa dạng sinh học, phát triển môi trường văn hóa địa phương và hệ sinh thái cụm công nghiệp.

Về bố cục tổng thể cụm công nghiệp :

Tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng của khu đất đồng thời tận dụng các yếu tố tự nhiên hiện hữu để tạo thành một phần trong cơ cấu bố cục phát triển của cụm công nghiệp.

Hình thành cơ cấu các cụm chức năng chuyên biệt, rõ ràng, trong đó mỗi cụm mang một nét bản sắc và công năng sử dụng đất riêng.

Tất cả cư dân sẽ được bố trí càng xa các cơ sở sản xuất công nghiệp càng tốt, đồng thời được phân tách với các khu chức năng sử dụng đất kế cận vốn không tương thích với khu dân cư bằng các mảng xanh cách ly.

 

CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 

Hotline:  0903 649 782 - 028 3514 6426

Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Website: www.minhphuongcorp.com

 

HOTLINE


HOTLINE
 0903 649 782

FANPAGE