Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công
Ngày đăng: 24-11-2021
1,107 lượt xem
1. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư các dự án sau đây:
a) Dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách trung ương từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 300 tỷ đồng trong tổng vốn đầu tư của dự án;
b) Dự án nhóm A áp dụng loại hợp đồng BT.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này của bộ, ngành mình.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư các dự án sau đây:
a) Dự án nhóm A không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Dự án nhóm B sử dụng vốn đầu tư công;
c) Dự án nhóm B áp dụng loại hợp đồng BT.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án không thuộc các trường hợp quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều này của địa phương mình.
1. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
a) Tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn này;
d) Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn này;
đ) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư của một hoặc nhiều dự án (theo danh sách) đã được lập và thẩm định theo quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này.
3. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
a) Tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn đầu tư công trong dự án (nếu có);
d) Tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư của một hoặc nhiều dự án (theo danh sách) đã được lập và thẩm định theo quy định tại các điểm a, b và c Khoản này.
4. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn này;
d) Trường hợp dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với phần vốn này;
đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương đầu tư của một hoặc nhiều dự án (theo danh sách) đã được lập và thẩm định theo quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản này.
5. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
c) Tổ chức, đơn vị quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương đầu tư của một hoặc nhiều dự án (theo danh sách) đã được lập và thẩm định theo quy định tại điểm a và b Khoản này.
6. Đối với dự án sử dụng nguồn chi thường xuyên hoặc nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công để thanh toán cho nhà đầu tư, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định khả năng cân đối nguồn vốn theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
7. Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được phê duyệt đồng thời với chủ trương đầu tư làm cơ sở để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
a) Quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Nhu cầu đầu tư phát triển của ngành và địa phương;
c) Quy định về lĩnh vực đầu tư theo hình thức PPP tại Điều 4 Nghị định này.
2. Đối với dự án chưa có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
a) Sự cần thiết đầu tư; đánh giá lợi thế và tác động của việc thực hiện dự án theo hình thức PPP đối với cộng đồng, dân cư trong phạm vi dự án;
b) Sự phù hợp với lĩnh vực đầu tư; quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và nguồn tài nguyên;
d) Phân tích sơ bộ yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp; phương án thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với dự án có cấu phần xây dựng);
đ) Dự kiến sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
e) Dự kiến phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
g) Phân tích sơ bộ phương án tài chính của dự án gồm các nội dung: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động; phần Nhà nước tham gia trong dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận; dự kiến điều kiện thực hiện Dự án khác (đối với dự án BT);
h) Lựa chọn sơ bộ loại hợp đồng dự án;
i) Dự kiến sơ bộ rủi ro trong quá trình thực hiện dự án và phân chia trách nhiệm của các bên trong việc quản lý rủi ro phát sinh khi thực hiện dự án;
k) Dự kiến tiến độ, thời gian thực hiện hợp đồng; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
l) Dự kiến các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
m) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
3. Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
4. Báo cáo thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo pháp luật về đầu tư công đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công làm phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP.
5. Văn bản có ý kiến của cơ quan tài chính theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước đối với dự án sử dụng nguồn chi thường xuyên hoặc nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ công làm vốn thanh toán cho nhà đầu tư.
1. Điều kiện quyết định chủ trương đầu tư:
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Không trùng lặp với các dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư;
d) Có khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư;
đ) Phù hợp với khả năng cân đối phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP;
e) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP bao gồm: Tên dự án; mục tiêu; sơ bộ về quy mô, công suất, địa điểm; dự kiến thời gian thực hiện, tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có).
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dự án, danh mục dự án trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Dự án được công bố bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên dự án và loại hợp đồng dự án;
b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án và Dự án khác (đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT);
c) Tóm tắt yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
d) Dự kiến tổng vốn đầu tư; phần Nhà nước tham gia trong dự án PPP (nếu có);
đ) Dự kiến tiến độ triển khai dự án bao gồm: Thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi; thời gian tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; thời gian xây dựng, hoàn thành và đưa công trình vào khai thác;
e) Thông tin cập nhật về tình hình triển khai dự án quy định tại điểm đ Khoản này;
g) Địa chỉ liên hệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên mời thầu.
1. Nhà đầu tư được đề xuất dự án ngoài các dự án, danh mục dự án do bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố theo quy định tại Mục 1 Chương này.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
b) Nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án nhưng phải bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này) hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án nhóm C (bao gồm các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 29 Nghị định này).
3. Hồ sơ về tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư.
4. Các tài liệu cần thiết khác để giải trình hồ sơ đề xuất dự án (nếu có).
1. Dự án do nhà đầu tư đề xuất được tổ chức thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 17 Nghị định này.
2. Đối với dự án có từ 02 nhà đầu tư trở lên cùng nộp hồ sơ đề xuất dự án (đã được lập theo nội dung yêu cầu tại Điều 23 Nghị định này):
a) Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, lựa chọn hồ sơ đề xuất dự án có tính khả thi và hiệu quả cao nhất trên cơ sở các yếu tố về sự cần thiết phải đầu tư; tính khả thi về kỹ thuật, tài chính; hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư và các yếu tố khác;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện nội dung này.
3. Thời hạn thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất (không bao gồm thời gian thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư công) như sau:
a) Đối với dự án nhóm A: Tối đa 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Đối với dự án nhóm B: Tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Trường hợp dự án do nhà đầu tư đề xuất được phê duyệt chủ trương đầu tư, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dự án và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
2. Đối với dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung thông tin công bố.
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B, Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM
Hotline: 0903 649 782 - 028 3514 6426
Email: nguyenthanhmp156@gmail.com
Website: www.minhphuongcorp.com